THỦ TỤC THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON MỚI NHẤT


Khi ly hôn trong quyết định hoặc bản án sẽ ghi rõ người trực tiếp nuôi dưỡng con, người cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Vậy khi đã được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn thì có bị thay đổi hay không? Trường hợp nào sẽ bị thay đổi quyền nuôi con? Cần chuẩn bị gì để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn? Thủ tục thay đổi quyền nuôi con ra sao? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Luật sư tư vấn thay đổi quyền nuôi con mới nhất – 0988.732.880

Có được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Em có câu hỏi cần luật sư tư vấn: Em và chồng đã ly hôn. Con em nay 4 tuổi khi tụi em ly hôn toà giao cho em nuôi. Chồng em cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng mỗi tháng. Từ khi ly hôn đến nay chồng em cấp dưỡng được 2 tháng đầu sau đó không cấp dưỡng nữa. Em đủ khả năng nuôi con nên không yêu cầu chồng cấp dưỡng. Tuy nhiên em được phân công đi học ở SG 3 tháng (quê em ở Nghệ An) nên con đang ở với mẹ ruột em. Chồng cũ em lấy lý do đó đòi em giao con cho anh nuôi. Em không đồng ý nên anh đã nộp đơn đến toà (mấy hôm trước em có nhận được thông báo của toà). Xin hỏi luật sư vậy chồng em có được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn không? Em cần luật sư hỗ trợ thì làm cách nào ạ? Mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Em chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Quy định về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

2. Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Do vậy, quyền nuôi con vẫn có thể bị thay đổi sau ly hôn. Theo thông tin bạn trình bày bạn không đồng ý thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu có căn cứ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chồng bạn có thể yêu cầu Toà án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Toà án đã giao bé cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng thì bạn nên sắp xếp để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu. Nếu có tranh chấp thì bạn cần chứng minh mình có đủ điều kiện để tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Liên hệ Luật sư tư vấn hỗ trợ

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn hỗ trợ, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Nội dung công việc Luật sư hỗ trợ bạn bao gồm:

  1. Tư vấn quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  2. Tư vấn cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp của bạn;
  3. Hỗ trợ soạn thảo văn bản ý kiến để nộp đến Toà án;
  4. Tư vấn, hướng dẫn bạn thu thập hồ sơ để chứng minh điều kiện nuôi con của bạn;
  5. Luật sư tham gia bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của bạn;
  6. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án;
  7. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Ai có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

Câu hỏi:

Tôi muốn hỏi ai có quyền yêu cầu quyền nuôi con sau ly hôn. Có phải chỉ cha, mẹ có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn không? Tôi cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho vợ hoặc chồng, người có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con thì người có quyền trước hết sẽ là cha, mẹ.

Tuy nhiên, không phải chỉ có cha, mẹ mới có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài cha mẹ thì cá nhân, cơ quan, tổ chức sau cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Người thân thích: Người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ… (Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình);

– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

– Hội Liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định này, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là cha, mẹ hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên.

Cần chuẩn bị gì để thay đổi quyền nuôi con?

Khi ly hôn, nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận và giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo đúng thỏa thuận của cha, mẹ. Nếu không có thỏa thuận. Hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng.

Thực tế có nhiều trường hợp, sau khi giành được quyền nuôi con. Cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, thậm chí còn bạo lực với con. Không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Do vậy những người có quyền nêu trên có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Sau ly hôn cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Trong trường hợp có tranh chấp, người yêu cầu cần cung cấp chứng cứ để chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con gồm:
  1. Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con (nếu cha mẹ thoả thuận được). Hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con (cha mẹ không thỏa thuận được);
  2. Quyết định/ Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  3. Sổ hộ khẩu, CCCD/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  4. Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
  5. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm;…

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn cụ thể về hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn. 

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con ra sao?

Việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những thủ tục tố tụng dân sự. Do đó, thủ tục này được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi muốn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thì người yêu cầu cần viết đơn và nộp đơn đến toà.

Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Nếu cha, mẹ thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Cha mẹ cùng phải có đơn yêu cầu gửi đến Tòa án. Đơn yêu cầu được viết theo Mẫu đơn số 01/VDS. Trường hợp không thoả thuận được, người muốn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con cần làm đơn khởi kiện để nộp đến Toà án. Mẫu đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con được viết theo Mẫu số 23-DS.

Bạn có thể tham khảo thêm cách viết đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn TẠI ĐÂY.

Sau khi viết đơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Nộp đơn xin thay đổi quyền nuôi con ở đâu?

Căn cứ Điều 28, 29 Bộ luật Tố tụng dân sự, yêu cầu (thỏa thuận được) hoặc tranh chấp (không thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp. Hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Tại điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con là Toà án nơi một trong các bên thoả thuận cư trú, làm việc. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc. Hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.

Thời gian giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là bao lâu?

Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

– Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 – 06 tháng, kể từ khi Toà án ra thông báo thụ lý.

– Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 – 04 tháng, kể từ khi Toà án ra thông báo thụ lý.

Tuy nhiên, thực tế có thể thời gian giải quyết ngắn hoặc hoặc dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Có cần thuê Luật sư để thay đổi quyền nuôi con không?

Thuê Luật sư để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là một dịch vụ mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bởi con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Đôi khi cha mẹ muốn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn để mang lại điều kiện tốt nhất cho con phát triển. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật. Việc thuê một Luật sư để thay đổi quyền nuôi con sẽ giúp cha, mẹ giành quyền lợi chính đáng của mình, cụ thể:

  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Luật sư đưa ra đánh giá ban đầu về vụ việc của bạn;
  • Luật sư trao đổi với bạn về những khó khăn, bất lợi. Hoặc thuận lợi có thể lường trước được khi thực hiện thủ tục;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Luật sư tư vấn cho bạn các giấy tờ, tài liệu cần thiết để nộp cùng đơn;
  • Luật sư hướng dẫn bạn thu thập giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn là có căn cứ;
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo văn bản ý kiến. Hoặc văn bản khác để nộp đến Toà án (nếu có);
  • Luật sư tham gia bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của bạn tại Toà án;
  • Luật sư tư vấn, hướng dẫn bạn kháng cáo bản án nếu bạn không đồng ý với nội dung của bản án sơ thẩm.

Dịch vụ Luật sư

Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến Hôn nhân gia đình. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải.

Đối với dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn, nội dung Luật Hùng Bách hỗ trợ bao gồm:

  1. Tư vấn sơ bộ hoặc chuyên sâu về điều kiện, căn cứ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  2. Hỗ trợ soạn thảo đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;
  3. Tư vấn, hướng dẫn thu thập hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  4. Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  5. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án;
  6. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo các các phương thức sau:

Trân trọng!

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *