VIỆT KIỀU CÓ ĐƯỢC MUA NHÀ ĐẤT TẠI VIỆT NAM?


Luật đất đai mới có hiệu lực ngày 01/8/2024 có quy định người gốc Việt là chủ thể có quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Việt Nam hoàn tất sáp nhập địa giới hành chính, từ ngày 01/7/2025 thủ tục dành cho người gốc Việt cũng có nhiều thay đổi. Vậy Việt kiều có phải là người gốc Việt? Việt kiều có được mua nhà đất tại Việt Nam? Bài viết dưới đây Luật sư chuyên về bất động sản Luật Hùng Bách: 0969.790.828 sẽ làm rõ quy định có liên quan Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam. 

Việt kiều là gì?

Pháp luật Việt Nam không quy định như thế nào là Việt Kiều. Việt Kiều là tên gọi thông thường của “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Theo đó, Điều 3 Luật Quốc tịch: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó, người gốc Việt định cư ở nước ngoài được xác định như sau:

  • Là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và;
  • Con, cháu của người này đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Nguyên tắc huyết thống để xác định một người là người gốc Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau:

  • Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam;
  • Giấy tờ để chứng minh người đó khi sinh ra có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Liên hệ Luật Hùng Bách để được tư vấn, hiểu rõ hành lanh pháp lý về nhà đất của Việt kiều tại Việt Nam!

Việt kiều nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam như thế nào?

Việt kiều được quy định rõ là chủ thể sử dụng đất tại Việt Nam. Điều này đã điều kiện thuận lợi để Việt Kiều hồi hương, đầu tư, nhận quyền sử dụng đất sử dụng ổn định tại Việt Nam. Việt kiều được chia làm 02 nhóm và được nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau:

Việt kiều vẫn còn quốc tịch Việt Nam

Việt Kiều còn quốc tịch Việt Nam được thực hiện các quyền như công dân Việt Nam trong nước. Pháp luật không hạn chế hình thức sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Việt kiều không còn quốc tịch Việt Nam 

Người được xác nhận là người gốc Việt Nam và được phép nhập cảnh vào Việt Nam có các quyền sau:

  • Mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở;
  • Nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở;
  • Thế chấp quyền sử dụng đất để xử lý nợ;
  • Nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở;
  • Nhận tặng cho nhà ở gắn liền với đất ở từ những người cùng hàng thừa kế;
  • Nhận chuyển nhượng QSĐ trong khu/cụm công nghiệp, khu công nghệ cao;
  • Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, bản án hoặc quyết định của Tòa án, Cơ quan thi hành án;
  • Nhận quyền sử dụng đất theo quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại;
  • Nhận quyền sử dụng đất thông qua đấu giá theo quy định hoặc được Nhà nước cho thuê đất;
  • Nhận thông qua việc chia, tách từ nhóm người có chung quyền sử dụng đất;
  • Được nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê.

>>> Xem thêm: Luật sư chuyên về bất động sản  hoặc liên hệ qua SĐT/ZALO: 0969.790.828 để được tư vấn thủ tục thôi nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. 

Việt kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam như thế nào?

Luật Nhà ở 2023 đã quy định quyền của Việt Kiều đối với nhà ở gắn liền với đất ở được xác định theo quy định của Luật Đất đai hiện hành. Việt Kiều khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Việt kiều không bắt buộc phải đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
  • Người nước ngoài đăng ký kết hôn với Việt Kiều được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà và quyền của chủ sở hữu.

Câu hỏi tư vấn: Kính chào Luật sư, tôi được Tổng lãnh sự xác nhận là người gốc Việt Nam. Hiện nay, tôi đang ở Việt Nam, mong muốn được mua nhà nhưng không nắm rõ quy định và thủ tục. Kính nhờ Luật sư tư vấn, hỗ trợ. Tôi xin chân thành cám ơn.

Luật sư trả lời: Chào bạn! Luật Đất đai, Luật Nhà ở cho phép Việt kiều là người gốc Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua nhà ở vẫn còn hạn chế. Người gốc Việt chỉ được mua trong dự án phát triển nhà ở, không được mua bán tự do như cá nhân trong nước. Mặc dù vậy, tùy vào trường hợp cụ thể, vẫn còn phương thức khác để người gốc Việt được sở hữu nhà nằm ngoài dự án phát triển nhà ở.

Bạn đọc thêm bài viết: Luật sư chuyên hợp đồng bất động sản để nắm rõ quy trình giao dịch, thủ tục cần thiết khi mua nhà tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký để Việt kiều đứng tên nhà đất tại Việt Nam

Sau khi đã hoàn tất việc mua nhà đất từ cá nhân hoặc chủ đầu tư, Việt kiều phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước để được công nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất. Cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ

  1. Đơn đăng ký đất đai lần đầu theo Mẫu số 15 hoặc;
  2. Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 18;
  3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đã được cấp;
  4. Hồ sơ theo quy định từ chủ đầu tư (nếu nhận quyền trong dự án bất động sản);
  5. Tờ khai thuế, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân;
  6. Giấy tờ tùy thân của các bên liên quan khi mua bán.

Các cơ quan tiếp nhận và giải quyết *

  1. Tại Bộ phận một cửa do UBND tỉnh quy định ở cấp tỉnh hoặc cấp xã;
  2. Văn phòng đăng ký đất đai;
  3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Hình thức nộp hồ sơ

  1. Nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận;
  2. Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;
  3. Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu và cơ quan tiếp nhập;

Thời gian giải quyết và kết quả giải quyết

  1. Tám ngày làm việc khi mua nhà ở trong dự án bất động sản (lần đầu);
  2. Tám ngày làm việc khi mua nhà ở từ cá nhân đã có GCN QSDĐ (đăng ký biến động);
  3. Kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đứng tên người đăng ký.

Lưu ý *: Việt kiều không còn quốc tịch Việt Nam khi đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu thì chỉ được nộp tại Bộ phận một cửa hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Việt kiều còn quốc tịch Việt Nam khi đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu thì nơi nộp là Bộ phận một cửa.

Luật sư chuyên về bất động sản: 0969.790.828 giải quyết nhanh thủ tục đăng ký đất đai!

Phí dịch vụ dành cho Việt Kiều tại Luật Hùng Bách 

Quý khách hàng liên hệ trực tiếp Luật sư chuyên về bất động sản tại Luật Hùng Bách để được tư vấn, báo phí cụ thể. Dưới đây là bảng phí dịch vụ tham khảo:

DỊCH VỤPHÍ DỊCH VỤ (VNĐ)GHI CHÚ
Tiếp nhận thông tin, tư vấn sơ bộMiễn phí
Chưa bao gồm phí công chứng, các khoản phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính theo quy định
Tư vấn chuyên sâu về tính pháp lý của bất động sản, điều kiện của cá nhân, tổ chức khi giao dịch bất động sảnTừ 500.000  – 1.000.000 đồng/giờ
Tư vấn chuyên sâu về hợp đồng bất động sản. Cung cấp hợp đồng mẫu hơp đồng cọc, hợp đồng bất động sản.1.000.000
Soạn thảo hợp đồng bất động sản (Đặt cọc, mua bán)Từ 3.000.000
Rà soát, đề xuất hiệu chỉnh hợp đồng bất động sảnTừ 1.000.000
Đại diện khách hàng trong toàn bộ quá trình mua bánTừ 10.000.000
Đại diện khách hàng đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nướcTừ 10.000.000
Đại diện làm việc theo yêu cầu (theo ủy quyền, ngoài văn phòng)Từ 5.000.000
Các công việc khácThương lượng

Trân trọng!

Liên hệ Luật sư chuyên về bất động sản Luật Hùng Bách

Để được Luật sư hỗ trợ thủ tục để Việt Kiều mua nhà đất tại Việt Nam, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

V.T.Q.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *