LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT ĐAI


Tranh chấp ranh giới đất đai là dạng tranh chấp đất đai phổ biến giữa các thửa đất liền kề. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp này chủ yếu do các bên thực tế sử dụng đất với ranh giới khác so với ranh giới theo theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp. Vậy, với những trường hợp này thì sẽ giải quyết như thế nào? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao? Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết. Hãy liên hệ đến Luật sư đất đai Luật Hùng Bách theo số điện thoại0979.964.828 (Zalo/Viber) để được tư vấn hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.

Ranh giới đất đai là gì?

Ranh giới đất đai là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa do Nhà nước; hoặc các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đất đai xác định. Ranh giới này nhằm phân định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất này với người sử dụng đất khác liền kề đối với một mảnh đất nhất định.

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất; hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
Liên hệ ngay số 0979964828 để được tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Nguyên tắc xác định ranh giới đất đai

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi và anh trai ruột sống gần nhà nhau từ xưa đến nay. Đất chúng tôi đang ở được chia ra từ đất chung mà cha mẹ để lại. Vì cắt ra từ một mảnh đất và là anh em ruột với nhau nên không phân chia rõ ràng về ranh giới. Nay tôi muốn xây rào nên đã bàn lại với anh nhưng không thống nhất được ranh giới đất nên xảy ra tranh chấp. Vậy nguyên tắc xác định ranh giới đất liền kề được quy định như thế nào? Xin được tư vấn.

Trả lời: Hiện nay việc xác định ranh giới đất đai được quy định tại Bộ Luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác nhau. Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề như sau:

+ Việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

+ Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách; kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

+ Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên cạnh những quy định trên thì khi xác định ranh giới phải căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận; bản án của tòa án có hiệu lực thi hành; kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền; các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Xác định ranh giới đối với đất đang tranh chấp:

+ Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.

+ Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp.

Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản; một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

Nếu bạn đang có vướng mắc hoặc tranh chấp về ranh giới đất đai; hãy liên hệ ngay với Luật sư đất đai Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo/Viber): 0979.964.828 để được tư vấn và hỗ trợ.

Tranh chấp ranh giới đất đai giải quyết ở đâu?

Câu hỏi: Thưa Luật sư, gia đình tôi và gia đình ông Nam là hàng xóm của nhau. Hiện nay gia đình tôi và gia đình ông Nam có tranh chấp về ranh giới đất. Qua kiểm tra thì tôi thấy phần đất nhà ông Nam lấn vào phần ranh giới đất nhà tôi tầm 5m2. Tôi đã trao đổi với ông Nam để ông ấy trả lại đất; nhưng ông Nam lại khăng khăng là phần đất đó của ông ấy. Giờ tôi muốn nộp đơn để được giải quyết tranh chấp thì nộp đơn ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Kính mong Luật sư giải đáp.

Trả lời: Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết phụ thuộc vào từng nội dung tranh chấp đất đai khác nhau. Trường hợp của bạn là tranh chấp về ranh giới đất đai; thuộc trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Luật Hùng Bách xác định các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai như sau:

Uỷ ban nhân dân cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất có thẩm quyền thực hiện việc hoà giải tranh chấp ranh giới đất đai. Đây là điều kiên bắt buộc thực hiện đối với tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất. Bước hoà giải các bên không thống nhất được quan điểm giải quyết tranh chấp thì các bên mới đủ điều kiện tiến tới con đường khởi kiện tại Toà án.

*Lưu ý: Các tranh chấp sau thì hoà giải không phải là điều kiện bắt buộc như tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất; tranh chấp về các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất;…

XEM THÊM: QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT HOÀ GIẢI ĐẤT ĐAI KHI CÓ TRANH CHẤP

Toà án nhân dân có thẩm quyền

Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ đất đai liên quan: Vụ việc sẽ do Tòa án nhân dân xử lý. Việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền dựa trên loại vụ việc, lãnh thổ và cấp tòa án.

Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Bộ luật TTDS 2015); Điều 36 Bộ luật TTDS 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự – bao gồm các tranh chấp về đất đai trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài.

Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật TTDS 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

XEM THÊM: THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Uỷ ban nhân dân các cấp

Ngoài ra, trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ liên quan theo quy định; thì đương sự có thể lựa chọn giải quyết tại Uỷ ban nhân dân (UBND) như sau:

+ Nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau:

  • Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.
  • Trường hợp đương sự khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện: Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Tòa án dân sự cấp huyện.

+ Nếu tranh chấp có 1 bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Thẩm quyền thuộc về UBND cấp tỉnh
  • Nếu đương sự khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện: Thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Tòa án dân sự cấp huyện.

XEM THÊM: CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Nếu bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ thêm; vui lòng liên hệ đến 0979.964.828 (Zalo/Viber) để được Luật sư đất đai Luật Hùng Bách hướng dẫn giải quyết.

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi đang định khởi kiện tại Toà án để giải quyết tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm. Nhưng tôi không biết hồ sơ khởi kiện cần phải chuẩn bị những gì. Mong Luật sư tư vấn giải đáp.

Trả lời: Chào bạn! Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp của bạn bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện phải đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 (Mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
  • Các giấy tờ chứng minh về nhân thân (CMND/ CCCD; xác nhận thông tin về cư trú);
  • Biên bản hòa giải tại UBND xã;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ Sổ đỏ/ Sổ hồng (Trường hợp đã có);
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Trường hợp chưa có giấy chứng nhận).
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp; Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;,…

Trường hợp cần hỗ trợ soạn thảo đơn từ hoặc thu thập các giấy tờ, tài liệu còn thiếu; bạn vui lòng liên hệ đến Luật Hùng Bách 0979.964.828 (Zalo/Viber) để được hỗ trợ với chi phí hợp lý, tiết kiệm.

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Thủ tục hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

Hòa giải tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thẩm quyền tham gia tổ chức hòa giải: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức phiên hòa giải; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. ( Hội phụ nữ; Hội nông dân; Hội cựu chiến binh; cán bộ tư pháp; địa chính xã; tổ trưởng tổ dân phố; Đoàn thanh niên)

Kết quả của phiên hòa giải: Biên bản hòa giải thành hoặc không thành có xác nhận của UBND cấp xã và chữ ký của các bên.

Thời hạn giải quyết đơn yêu cầu hòa giải tại UMND cấp xã: trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Trường hợp 1: Hòa giải thành

Nếu có thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình lên UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới cấp mới Giấy chứng nhận mới cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai hiện hành thì do Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

LUÂT SƯ ĐẤT ĐAI – LUẬT HÙNG BÁCH – 0979.964.828 (ĐIỆN THOẠI/ ZALO/ VIBER)

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai tại Ủy ban nhân dân

Trình tự giải quyết: Sau khi nhận được đơn yêu cầu của người dân Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu ( Phòng Tài nguyên và Môi trường).

Cơ quan tham mưu sẽ thẩm tra; xác minh vụ việc; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Kết quả làm việc: Quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện. (nếu quyết định không giải quyết thỏa đáng quyền lợi của mình thì các bên tranh chấp có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính)

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đại tại UBND cấp huyện: Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với các xã miền núi, hải đảo; vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện.

Lưu ý: Khi nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai tại Toà án nhân dân

Tình huống: Chào luật sư, Gia đình tôi có một diện tích đất trồng cây tràm đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ranh giới giữa đất gia đình tôi với nhà hàng xóm được ngăn cách bởi một cái mương rộng 2m, sâu 1m do hai bên cùng đào từ trên đỉnh đồi xuống. Hai bên cũng thống nhất không làm gì trên hố đó. Tuy nhiên, vừa qua gia đình bên cạnh đã trồng cây lâu năm sang phần đất nhà tôi khoảng 5m; đồng thời bắt đầu tiến hành san lấp hố thì bị gia đình tôi phát hiện ngăn chặn.

Gia đình tôi yêu cầu họ trả lại hiện trạng thì họ không nghe. Đã tiến hành hoà giải tại UBND xã nhưng không thành. Vậy giờ tôi muốn khởi kiện thì thủ tục giải quyết tranh chấp về ranh giới đất tại Toà án như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình huống này, Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

Việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp ranh giới đất mà hòa giải tại cấp xã không thành thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 1: Nộp hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện; bạn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang xảy ra tranh chấp; hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Sau khi nhận hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo của Tòa để nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự trong 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng án phí.

Sau khi hoàn thành nghĩ vụ tài chính; đương sự phải nộp lại cho Tòa án biên lai của cơ quan Thi hành án để Tòa án ra thông báo về việc thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Hoà giải và chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử

  • Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ việc phức tạp, được gia hạn thêm không quá 02 tháng.
  • Quá trình chuẩn bị xét xử Toà án sẽ tổ chức các buổi lấy lời khai; thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. Tại đây, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. (Điều 208, 212 BLTTDS 2015). 
  • Trường hợp các bên không thống nhất giải quyết thì Toà án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử khi đã đủ hồ sơ cần thiết. Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử; Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định. Nếu không đồng ý với bản án/ quyết định; các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Trên đây là sơ lược về quy trình giải quyết tranh chấp đất đại tại Tòa án; nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể về thủ tục, đánh giá hồ sơ và vụ việc tranh chấp; bạn liên hệ trực tiếp Luật Hùng Bách theo số 0979.964.828 (Zalo/Viber) để được hỗ trợ.

Án phí khi yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp để Tòa án xét xử một vụ án theo mức được pháp luật quy định. Đối với tranh chấp chất đai, mức nộp án phí sẽ được xác định như sau:

Án phí đối với vụ án không có giá ngạch

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14:

“Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể”. Đối với tranh chấp này mức án phí là 300.000 đồng.

Án phí đối với vụ án có giá ngạch

Được xác định theo giá trị tài sản cụ thể như sau:

Giá trị tài sảnÁn phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Để hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai được thụ lý; người làm đơn cần nộp một khoản phí cho cơ quan thi hành án và nộp biên lai cho Tòa án. Tuy nhiên, phần này chỉ là khoản tạm ứng bạn đầu; đối với vụ án tranh chấp đất đai sơ thẩm không có giá ngạch người làm đơn cần nộp 300.000 đồng; Đối với vụ án tranh chấp đất đai sơ thẩm có giá ngạch người làm đơn cần nộp số tiền bằng 50% mức theo bảng nêu trên.

Liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại/zalo/viber 0979.964.828 để được tư vấn Luật Đất đai miễn phí!

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Tranh chấp liên quan đến ranh giới đất đai thường phức tạp; thời gian giải quyết tranh chấp bị kéo dài; tốn chi phí không đáng có;… Với đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai; Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý; hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vướng mắc liên quan đến pháp luật đất đai như:

  • Giải thích quy định pháp luật; tư vấn các vấn đề có liên quan đến tranh chấp: nguyên tắc xác định ranh giới, bản mô tả ranh giới; trình tự, thủ tục giải quyết; trách nhiệm của cán bộ địa chính trong công tác đo đạc, xác định ranh giới;…
  • Tư vấn về hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể: có nhà xây dựng trước hoặc có nhà xây dựng sau,….
  • Hướng dẫn thu thập chứng cứ chứng minh cho yêu cầu cần giải quyết.
  • Hỗ trợ thương lượng khi xảy ra tranh chấp về ranh giới đất liền kề;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã nơi có đất;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện khi có yêu cầu.
  • Hỗ trợ nộp tài liệu và thay mặt khách hàng tham gia tố tụng;
  • Luật sư trực tiếp tham gia bảo vệ tại phiên tòa;
  • Tư vấn thi hành án khi bản án có hiệu lực.

XEM THÊM: GIÁ THUÊ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Liên hệ luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ luật sư; cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý; bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *