THỦ TỤC LY HÔN KHI VỢ, CHỒNG Ở NHẬT


Việc kết hôn với người Nhật Bản hoặc người Việt ở Nhật Bản hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, không ít người gặp phải khó khăn khi muốn ly hôn với vợ, chồng là người Nhật Bản hoặc đang ở Nhật Bản. Luật Hùng Bách thường nhận được các câu hỏi như giải quyết ly hôn với người Nhật Bản ở đâu? Thủ tục ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản như thế nào? Ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản mất bao lâu? Cần lưu ý gì khi ly hôn với vợ, chồng đang ở Nhật Bản? … Nếu bạn cũng đang có cùng những câu hỏi nêu trên, vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ Luật sư Ly hôn theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được tư vấn Miễn phí.

Giải quyết ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản tại đâu?

Trường hợp ly hôn khi vợ, chồng là người Nhật; hoặc ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản được xem là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình và Điều 469 Bộ luật Tố tụng dận sự; thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ, chồng ở Nhật Bản như sau:

03 trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ chồng ở Nhật Bản:

  • Ly hôn giữa một bên vợ chồng là người Việt Nam và một bên là người Nhật Bản;
  • Ly hôn giữa vợ, chồng đều là người Nhật Bản đang thường trú tại Việt Nam;
  • Ly hôn giữa vợ, chồng đều là người Việt Nam khi một hoặc hai bên vợ chồng đều đang ở Nhật Bản;

Ngoài ra, vợ chồng có thể lựa chọn giải quyết ly hôn tại Việt Nam hoặc Nhật Bản khi:

  • Ly hôn giữa vợ, chồng người Việt và Nhật Bản khi đang ở Nhật Bản;
  • Ly hôn khi cả hai vợ chồng người Việt Nam đều đang ở Nhật Bản.

Một số hạn chế khi thực hiện thủ tục ly hôn ở Nhật Bản:

Chi phí giải quyết ly hôn tại Nhật Bản rất cao: 

Phí thuê luật sư tư vấn, giải quyết ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình tại Nhật Bản giao động từ 100.000 yên hoặc thậm chí 600.000 yên trở lên tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc và nội dung công việc. Ngoài ra, trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản, ngoài phí dịch vụ luật sư, các bên ly hôn còn phải đóng thuế tài sản theo pháp luật với 11% giá trị tài sản.

Thời gian giải quyết ly hôn kéo dài:

Thông thường, trong trường hợp đơn giản, hai vợ chồng cùng ở Nhật Bản cần ít nhất 06 tháng để ly hôn. Đối với các vụ việc ly hôn đơn phương hoặc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Nhật Bản, thời gian giải quyết có thể lên đến 01 năm hoặc hơn.

Thủ tục ly hôn phức tạp: 

Trường hợp kết hôn ở Việt Nam và ly hôn tại Nhật Bản, bạn cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định. Ngoài ra, vợ chồng sau khi ly hôn tại Nhật Bản cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận bản án, quyết định của nước ngoài tại Việt Nam.

Do vậy, khi tiến hành ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản bạn cần cân nhắc nên lựa chọn giải quyết ly hôn ở đâu để thuận tiện nhất cho mình.

Tòa án nào ở Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản?

Theo quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS, Tòa án cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ, chồng ở Nhật Bản. Cụ thể:

  • Nếu bị đơn là vợ, chồng người Việt Nam đang ở Nhật Bản: Thẩm quyền thuộc Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú;
  • Nếu bị đơn là vợ, chồng người Nhật Bản đang ở Việt Nam: Thẩm quyền thuộc Tòa án cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú:
  • Nếu bị đơn là vợ, chồng người Nhật Bản đang ở Việt Nam: Thẩm quyền thuộc về Tòa án tỉnh nơi bị đơn cư trú;
  • Trường hợp ly hôn thuận tình khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản: Thẩm quyền thuộc về Tòa án tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú tại Việt Nam
Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách 0976.985.828

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ ly hôn với người Nhật Bản gồm những giấy tờ gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách. Em có câu hỏi về việc ly hôn cần luật sư tư vấn. Vợ chồng em đều là người Việt làm việc và kết hôn tại Nhật Bản. Do một số mâu thuẫn và lý do gia đình nên năm 2019 em đã về Việt Nam. Đến nay em và chồng không còn tình cảm nên em và chồng đã quyết định ly hôn. Chồng em bảo làm đơn gửi sang để chồng ký. Em muốn hỏi Luật sư để ly hôn với chồng đang ở Nhật Bản làm hồ sơ ly hôn như thế nào? Và em cùng chồng mới ly thân gần 02 năm thì có được ly hôn không? Mong được Luật sư giải đáp.

Trả lời: Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thứ nhất, về hồ sơ ly hôn với vợ, chồng đang ở Nhật Bản.

Trường hợp vợ chồng bạn đã thống nhất ly hôn và không có mâu thuẫn về tài sản, con cái được xác định là ly hôn thuận tình. Hồ sơ ly hôn thuận tình khi chồng bạn đang ở Nhật Bản bao gồm các giấy tờ:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc;
  • Sổ hộ khẩu của vợ và chồng;
  • CMND/CCCD/ Hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Giấy khai sinh của các con.

03 Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người ở Nhật Bản:

Lưu ý khi soạn đơn ly hôn với người đang ở Nhật Bản:

Đơn ly hôn được soạn theo mẫu do Tòa án có thẩm quyền ban hành. Nội dung trong đơn ly hôn phải đầy đủ, chính xác. Với trường hợp ly hôn thuận tình thì cả vợ và chồng đều phải ký vào đơn ly hôn. Việc ký đơn ly hôn của người đang ở nước ngoài Nhật Bản phải được thực hiện ở lãnh sự quán, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Lưu ý khi vợ chồng đăng ký kết hôn ở Nhật Bản muốn ly hôn tại Việt Nam:

Vợ chồng bạn đăng ký kết hôn ở nước ngoài, do vậy, việc đăng ký kết hôn được công nhận tại nước ngoài. Để thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục nhằm được công nhận quan hệ hôn nhân tại Việt Nam.

Các giấy tờ như giấy khai sinh của con, giấy tờ liên quan khác khi ly hôn cần được hợp pháp hóa lãnh sự để hoàn thiện hồ sơ ly hôn. Đồng thời, các giấy tờ không được thể hiện ở dạng tiếng Việt cần được công chứng, dịch thuật.

Lưu ý về hồ sơ ly hôn với vợ, chồng đang ở Nhật Bản không thể về Việt Nam để ly hôn:

Trường hợp chồng bạn đang ở Nhật Bản và không thể về Việt Nam ly hôn, bạn cần phải chuẩn bị giấy tờ để tòa án giải quyết ly hôn thuận tình vắng mặt cho chồng bạn. Các giấy tờ gồm:

  • Đơn xin xét xử vắng mặt;
  • Bản trình bày ý kiến;
  • Giấy tờ, hồ sơ ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn (nếu có);

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được cung cấp mẫu đơn ly hôn của Tòa án có thẩm quyền, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người đang ở Nhật Bản.

Thứ hai, về điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, điều kiện để được ly hôn như sau:

Đối với trường hợp ly hôn thuận tình, thời gian ly thân không phải là điều kiện ly hôn. Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy vợ và chồng bạn đang ở Nhật Bản thật sự tự nguyện ly hôn; đồng thời vợ chồng đã thỏa thuận được các nội dung liên quan đảm bảo quyền lợi của vợ và con.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án giải quyết ly ly hôn khi:

  • Có căn cứ về việc vợ, chồng bạo hành gia đình;
  • Có chứng cứ, căn cứ chứng minh vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Ví dụ: như vợ, chồng có hành vi ngoại tình.
  • Căn cứ chứng minh đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Ví dụ: vợ chồng đã ly thân từ lâu; vợ chồng thường xuyên cãi vã, bất đồng quan điểm; …

Mẫu đơn ly hôn khi vợ, chồng ở Nhật Bản.

Trường hợp ly hôn với người Nhật Bản; ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản, Tòa án cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền giải quyết. Mỗi tòa án có thể ban hành mẫu đơn ly hôn đơn phương; mẫu đơn ly hôn thuận tình riêng của mình để thuận tiện cho người yêu cầu ly hôn khi soạn đơn. 

Ly hôn đơn phương tại Việt Nam được xếp vào nhóm vụ án dân sự. Do vậy, mẫu đơn ly hôn đơn phương với vợ, chồng người Nhật Bản có thể được soạn theo Mẫu số 23-DS dọ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. 

Ly hôn thuận tình khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản; hoặc ly hôn thuận tình với người Nhật Bản là việc dân sự. Đơn ly hôn thuận tình có thể được soạn theo mẫu yêu cầu giải quyết việc dân sự số 01-VDS

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đúng mẫu của từng tòa án để đảm bảo hồ sơ được thụ lý. Đơn ly hôn phải điền đúng, đầy đủ các nội dung theo mẫu yêu cầu; thể hiện được quá trình hôn nhân và mẫu thuẫn vợ chồng; các yêu cầu cần được Tòa án giải quyết khi ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản; …

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách qua Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được cung cấp mẫu đơn ly hôn của các Tòa án nhanh chóng, trực tiếp. 

Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài

Thủ tục ly hôn khi vợ, chồng ở Nhật Bản.

Thủ tục ly hôn đơn phương với vợ, chồng đang ở Nhật Bản.

Câu hỏi: Em tên V.K.H. hiện đang ở tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Em và chồng kết hôn đến nay đã được 10 năm. Sau khi em sinh con thứ hai chồng em đã sang Nhật Bản làm việc từ năm 2016, tuy nhiên đến nay chồng em chỉ gửi tiền về được 2 lần và cũng không quan tâm, hỏi han em và các con. Em đã liên hệ chồng để yêu cầu ly hôn nhưng anh ta không đồng ý và cũng không muốn về nước do công việc bận rộn. Vậy em có thể tự mình thực hiện ly hôn khi chồng đang ở Nhật Bản không ạ?

Em xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn. Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách tư vấn về thủ tục ly hôn đơn phương với chồng đang làm việc ở Nhật Bản như sau: 

Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương), để được Tòa án chấp nhận cho ly hôn bạn phải chứng minh mình thỏa mãn một trong các điều kiện mà Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên.

Khi chồng đang ở Nhật Bản không thể về Việt Nam và cũng không muốn ly hôn; bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Thủ tục ly hôn đơn phương với vợ, chồng người Việt Nam đang làm việc ở Nhật Bản gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người đang ở Nhật Bản

Bạn chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương với người đang ở Nhật Bản theo nội dung mà Luật Hùng Bách đã hướng dẫn.

Trong đó, đơn ly hôn phải thể hiện được nội dung mâu thuẫn của vợ chồng để Tòa án xem xét, giải quyết.

Thực tế, việc thiếu hồ sơ, giấy tờ khi ly hôn đơn phương là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân do phía vợ, chồng không hợp tác giao giấy tờ; hoặc giấy tờ bị xé, đốt, …  Đối với hồ sơ ly hôn không đầy đủ, Tòa án sẽ yêu cầu cung cấp, bổ sung hồ sơ để thụ lý vụ án. Tuy nhiên việc thu thập hồ sơ còn thiếu là rất khó khăn.

Để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cách thu thập hồ sơ ly hôn, bạn có thể liên hệ đến Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản là Tòa án tỉnh nơi bị đơn cư trú.

Bước 3: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ ly hôn.

Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn khi:

  • Đơn ly hôn được soạn đúng, đầy đủ nội dung;
  • Hồ sơ ly hôn đầy đủ theo từng trường hợp;
  • Người yêu cầu ly hôn đã nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Trường hợp đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn với người Nhật Bản không đúng, không đầy đủ, Tòa án sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện. Do vậy, để tránh mất thời gian, công sức đi lại, bạn nên tìm một đơn vị tư vấn, hướng dẫn ly hôn với người ở Nhật Bản để được hỗ trợ hồ sơ ly hôn. 

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn với vợ, chồng đang ở Nhật Bản.

Trường hợp ly hôn đơn phương với người đang ở Nhật Bản và không về Việt Nam ly hôn, Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn. Người yêu cầu ly hôn phải cung cấp địa chỉ, thông tin liên lạc của vợ, chồng đang ở Nhật Bản cho Tòa án.

Khi giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt vợ, chồng đang ở Nhật Bản, Tòa án phải thực hiện việc cấp, tống đạt văn bản cho bị đơn tại nước ngoài. Do vậy, thời gian giải quyết ly hôn cũng sẽ bị kéo dài.

LUẬT SƯ TƯ VẤN – ỦY QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI ĐANG Ở NHẬT- 0976.985.828

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn thuận tình với vợ, chồng đang ở Nhật Bản. 

Câu hỏi: Chào luật sư ly hôn Luật Hùng Bách. Tôi có câu hỏi cần nhờ Luật sư tư vấn. Tôi là người Việt Nam, hiện đang ở Quận 5, Hồ Chí Minh, vợ tôi là người Nhật Bản. Chúng tôi kết hôn năm 2013 và đã có 01 con chung. Tuy nhiên, do nhiều mâu thuẫn về kinh tế, tình cảm nên vợ tội đã về Nhật Bản. Đến nay, chúng tôi cũng có người mới nên đã thống nhất ly hôn. Tuy nhiên hiện nay do dịch Covid19 phức tạp nên vợ tôi không thể về Việt Nam ly hôn. Vậy có cách nào để tôi và vợ có thể ly hôn khi vợ tôi đang ở Nhật Bản và không thể Việt Nam?

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách giải đáp về cách ly hôn với vợ là người Nhật Bản như sau:

Đối với trường hợp cần thực hiện thủ tục ly hôn khi một bên đang ở Nhật Bản, vì lý do bất khả kháng mà không thể về Việt Nam thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt. Thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt khi một bên đang ở Nhật Bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt

Hồ sơ ly hôn vắng mặt với vợ, chồng đang ở Nhật Bản gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc;
  • Sổ hộ khẩu của vợ chồng;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có);
  • Đơn xin xét xử vắng mặt; 
  • Bản trình bày ý kiến;
  • Giấy ủy quyền. 
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nhận ủy quyền. 

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án.

Trường hợp ly hôn thuận tình với vợ, chồng đang ở Nhật Bản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú Tại Việt Nam. 

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn vắng mặt người đang ở Nhật Bản.

Sau khi chồng bạn và người được ủy quyền; hoặc người nhận ủy quyền nếu cả hai vợ chồng bạn đều ủy quyền thực hiện ly hôn cho người khác hoặc Luật sư nộp tiền tạm ứng lệ phí theo thông báo của Tòa án; vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt chính thức được thụ lý. 

Bước 4: Tòa án tiến hành phiên họp hòa giải và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Sau phiên họp hòa giải 07 ngày, nếu vợ và chồng không thay đổi ý kiến thì tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận ly hôn có hiệu lực Nhật Bản khi ban hành. 

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục ly hôn với người Nhật Bản (Miễn phí). 

Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con với vợ, chồng là người Nhật Bản.

Câu hỏi: Chào Luật sư Ly hôn Luật Hùng Bách. Em là L.T.M.D, hiện đang ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Thông qua mai mối, năm 2015 em kết hôn với chồng người Nhật Bản. Sau khi kết hôn em và chồng sang Nhật Bản sinh sống. Tuy nhiên sau khi em sinh con thì chồng không còn quan tâm em, thậm chí còn đánh đập. Do không chịu được nên năm 2018 em đã bỏ về Việt Nam. Gia đình chồng vẫn liên lạc và yêu cầu em mang con về. Đến nay em chỉ muốn ly hôn với chồng nhưng không muốn quay lại Nhật Bản. Luật sư có thể tư vấn giúp em có thể ly hôn với chồng người Nhật Bản tại Việt Nam không?

Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn. Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi về ly hôn giành quyền nuôi con với chồng ở Nhật Bản như sau:

Đối với trường hợp chồng là người Nhật Bản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án tỉnh Tiền Giang. Vụ việc ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình, việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết như sau:

  • Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ trực tiếp nuôi. (Trừ một số trường hợp đặc biệt);
  • Con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi: các bên tự thỏa thuận về việc nuôi con. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của vợ, chồng để đưa ra quyết định.
  • Con trên 07 tuổi: Tương tự như trường hợp con trên 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn sống cùng ai. 

Trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn với chồng người Nhật Bản, bạn cần phải chứng minh mình có đủ các điều kiện đáp ứng các nhu cầu về ăn ở; sinh hoạt; học tập; phát triển bình thường của con. 

Việc chứng đủ điều kiện nuôi con có thể là ổn định về kinh tế, mức lương; có chỗ ở ổn định; hoặc chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình, không đảm bảo điều kiện về mặt đạo đức để nuôi con;… 

Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con với chồng là người Nhật Bản gồm:  

  • Đơn ly hôn giành quyền nuôi con
  • Các giấy tờ cơ bản về hồ sơ ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản như Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên;
  • Thang, bảng lương (nếu có);
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh về hành vi bạo lực gia đình của chồng. Ví dụ: giấy chứng thương khi bị bạo hành; video, hình ảnh do camera thu được;… 

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con với chồng là người ở Nhật Bản. 

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con khi vợ, chồng là người Nhật Bản cũng tương tự như thủ tục ly hôn đơn phương với người ở Nhật Bản mà Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên. Cụ thể gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp đến Tòa án có thẩm quyền;

Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con với chồng người Nhật Bản;

Bước 3: Tòa án tiến hành phiên họp hòa giải; họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử ly hôn giành quyền nuôi con. 

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, chia tài sản với vợ, chồng người Nhật Bản theo số Điện thoại/Zalo: 0976.985.828

Ly hôn với vợ chồng đang ở Nhật Bản mất bao lâu?

Khác với thủ tục ly hôn trong nước, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, thủ tục ly hôn khi vợ, chồng ở Nhật Bản tốn khá nhiều thời gian. Vậy thời gian giải quyết ly hôn với người Nhật Bản là bao lâu? Điều này phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể sau:

  • Thủ tục ly hôn thuận tình với vợ, chồng ở Nhật Bản: từ 02 đến 04 tháng;
  • Thủ tục ly hôn đơn phương biết rõ địa chỉ của vợ, chồng ở Nhật Bản: 06 đến 12 tháng; 
  • Thủ tục ly hôn đơn phương không có thông tin của vợ, chồng ở Nhật Bản: trên 12 tháng.

Lưu ý:

Thời gian ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản hoặc vợ chồng người Nhật Bản nêu trên được tính từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ. Ngoài ra, bạn còn có thể tốn thời gian chuẩn bị đơn ly hôn, tài liệu ly hôn, …. Trong nhiều trường hợp, việc thu thập hồ sơ ly hôn với người Nhật Bản rất mất thời gian, đặc biệt đối với trường hợp bên còn lại cố tình cất giấu hồ sơ, thông tin, địa chỉ. 

Dịch vụ ly hôn trọn góiLuật Hùng BáchĐiện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828

Chi phí ly hôn với vợ chồng đang ở Nhật Bản tốn bao nhiêu tiền?

Bên cạnh hồ sơ ly hôn; thủ tục ly hôn; một trong những vấn đề được quan tâm khi ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản là chi phí ly hôn. Vậy ly hôn với người Nhật Bản tốn tiền không? Án phí, chi phí ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản là bao nhiêu? 

Thực tế, tùy vào từng vụ việc mà người yêu cầu ly hôn có thể phải trả các khoản phí khác nhau. Luật Hùng Bách liệt kê một số chi phí khi thực hiện ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản như sau:

  • Phí công chứng, dịch thuật giấy tờ, hồ sơ ly hôn: Tùy thuộc từng văn phòng công chứng; 
  • Phí thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu trong hồ sơ ly hôn;
  • Chi phí đi lại, lưu trú (trong trường hợp tự thực hiện thủ tục ly hôn); 
  • Án phí, lệ phí ly hôn. 300.000 đồng đối với yêu cầu ly hôn; Trường hợp ly hôn có yêu cầu cấp dưỡng, phân chia tài sản thì phải chịu án phí theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14. 
  • Chi phí thẩm định, định giá tài sản: Trong trường hợp có yêu cầu chi tài sản khi ly hôn;
  • Chi phí để Tòa án cấp, tống đạt văn bản khi ly hôn với một bên ở nước ngoài; 
  • Phí thuê Luật sư tư vấn, hỗ trợ hoặc nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn với người ở Nhật Bản. 

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828 để được tư vấn, báo phí dịch vụ ly hôn khi vợ, chồng đang làm việc ở Nhật Bản; phí dịch vu ly hôn với người Nhật Bản. 

Dịch vụ Luật sư giải quyết ly hôn với người ở Nhật Bản.

Là một trong các đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ ly hôn tại Việt Nam, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện các công việc liên quan nhằm thực hiện thủ tục ly hôn với vợ, chồng ở Nhật Bản như sau:

  • Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra giải pháp ly hôn với vợ chồng người Nhật Bản; Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0976.985.828;
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương, mẫu đơn ly hôn thuận tình với người ở Nhật Bản;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo đơn ly hôn, thu thập hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn vắng mặt với người ở Nhật Bản; 
  • Nhận ủy quyền ly hôn trọn gói với vợ, chồng ở Nhật Bản;
  • Tư vấn, tham gia giải quyết thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, chia tài sản với người Nhật Bản. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Thủ tục ly hôn khi vợ, chồng đang ở Nhật Bản“. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

Hana.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *