BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản theo Bộ luật dân sự nhưng là một loại tài sản đặc thù nên các quy định về bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có những đặc thù riêng. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa biết xử lý ra sao? Chế định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này như thế nào? Hãy liên hệ số 0976.985.828 Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ. 

Thế nào là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Hiện nay hành vi xâm phạm SHTT diễn ra với nhiều phương thức và ngày càng tinh vi hơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi xâm phạm quyền SHTT được cấu thành khi hội đủ các yếu tố sau:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì: Đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không. Theo đó, đối tượng đang được bảo hộ là các đối tượng được quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP và và Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét

Yếu tố xâm phạm này được liệt kê chi tiết từ Điều 7 đến Điều 14 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm chính là phạm vi bảo hộ đối tượng quyền SHTT đó. Phạm vi bảo hộ này được xác định trong văn bản bảo hộ; hoặc trong Giấy chứng nhận đăng ký tuỳ vào từng loại đối tượng SHTT.

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tư vấn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – 0976.985.828

Bạn có thể liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp SHTT.

Thứ ba, đối tượng thực hiện hành vi.

Đối tượng thực hiện hành vi bị xem xét không đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định; họ không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ; cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Về nguyên tắc, chỉ có chủ thể quyền SHTT mới có quyền khai thác, sử dụng; ngăn cấm người khác sử dụng định đoạt các đối tượng SHTT; hay thực hiện quyền năng khác đối với các đối tượng trên. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định vì lợi ích nhà nước; xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; tổ chức mà các chủ thể khác có quyền sử dụng các đối tượng SHTT.

Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam

Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT là bảo hộ theo phạm vi lãnh thổ. Do đó, các hành vi xâm phạm phải được xem xét xem có xảy ra ở Việt Nam hay không. Nếu hành vi này không xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không thể điều chỉnh. Việc này phù hợp với nguyên tắc lãnh thổ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong Tư pháp quốc tế. Bởi lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực khá phức tạp; đòi hỏi phải được xem xét một cách chính xác và phù hợp nhất.

Ngoài ra, hành vi bị xem xét đó phải được thực hiện trong thời hạn bảo hộ của đối tượng SHTT bị xâm phạm. Hành vi bị xem xét phải xảy ra tại Việt Nam; nếu nó xảy ra tại nước khác thì không được coi là hành vi xâm phạm.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp bạn đang gặp phải chưa biết xử lý ra sao.

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU ĐƯỢC THỰC HIỆN RA SAO?

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại khi xâm phạm SHTT?

Thứ nhất, về hành vi trái pháp luật.

Theo quy định pháp luật hiện hành, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải có hành vi trái pháp luật được thực hiện. Như đã phân tích, khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT thoả mãn bốn yếu tố nêu trên thì có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại được chấp nhận.

Thứ hai, có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại trong bồi thường thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại tổn thất tinh thần. Theo đó, thiệt hại về vật chất trong lĩnh vực SHTT bao gồm: tổn thất tài sản; Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; Tổn thất về cơ hội kinh doanh.

Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm; uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí, giống cây trồng.

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả.

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Theo đó, quan hệ này được xác định thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật chính là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Việc đánh giá quan hệ nhân quả này rất phức tạp. Đòi hỏi bên yêu cầu phải cung cấp được các chứng cứ chứng minh hành vi của bên xâm phạm và thiệt hại của mình phải chịu.

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Xem thêm: CÁC TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ HIỆN NAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT?

Xác định thiệt hại được bồi thường khi bị xâm phạm

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ hiện hành, trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
  • Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;

Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định; tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Câu hỏi:“Xin chào Luật sư! Tôi bị xâm phạm quyền tác giả thì ngoài tổn thất về tài sản liệu có được yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tổn thất tinh thần không? Ngoài ra, tôi cần thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi do hành vi xâm phạm SHTT gây ra thì tôi có được yêu cầu khoản tiền phí dịch vụ luật sư này hay không?”

Luật sư tư vấn: Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn khi có đủ căn cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả thì ngoài yêu cầu bồi thường về vật chất bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức; cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại; lưu trú cho luật sư. Mức thù lao do luật sư thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Luật Luật sư.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp bạn đang gặp phải chưa biết xử lý ra sao

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÒA ÁN

Chi phí thuê Luật sư sở hữu trí tuệ

Khi sử dụng một dịch vụ, ngoài những băn khoăn về chất lượng dịch vụ thì giá dịch vụ cũng là một vấn đề khách hàng bận tâm. Phí dịch vụ thông thường sẽ được tính trên cơ sở phù hợp với nội dung công việc; chất lượng dịch vụ và các yếu tố khác theo yêu cầu của khách hàng. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ Luật sư như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/ giờ tư vấn của Luật sư chính.

Phí dịch vụ Luật sư sở hữu trí tuệ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp tùy vào tính chất, mức độ của từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư sở hữu trí tuệ tư vấn pháp luật miễn phí.

Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ UY TÍN

Luật sư tư vấn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực SHTT

Luật Hùng Bách dựa vào từng trường hợp của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công việc tư vấn; Thực hiện các hoạt động tại cơ quan tiến hành tố tụng. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng có thể khái quát như sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ; tình tiết liên quan vụ việc với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp SHTT; yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phù hợp với quy định pháp luật;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ SHTT;
  • Xác định hành vi vi phạm và thiệt hại bên bị vi phạm phải chịu;
  • Đại diện tham gia thương lượng, hòa giải giữa các bên;
  • Tư vấn; soạn thảo hồ sơ khởi kiện nếu như các bên không thể thương lượng, hoà giải;
  • Hướng dẫn khách hàng; hoặc đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thu thập tài liệu chứng cứ; cung cấp thông tin;
  • Cử luật sư đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan; tổ chức có liên quan để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn tố tụng;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

LB.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *