CÁC TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ HIỆN NAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT?


Hiện nay, tranh chấp sở hữu trí tuệ có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều với các tình tiết phức tạp hơn. Đặc biệt, quyền tác giả và nhãn hiệu là hai đối tượng bị xâm phạm phổ biến nhất. Việc giải quyết các tranh chấp này yêu cầu phải nhanh chóng để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các bên. Vậy, tranh chấp sở hữu trí tuệ hiện nay và cách giải quyết như thế nào cho phù hợp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được tư vẫn hỗ trợ trực tiếp.

Tranh chấp sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp sở hữu trí tuệ (SHTT) là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, tranh chấp SHTT có thể chia thành bốn loại như sau:

  • Tranh chấp quyền tác giả liên quan quyền nhân thân và/hoặc liên quan đến quyền tài sản.
  • Tranh chấp quyền liên quan.
  • Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
CÁC TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ HIỆN NAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT?
Tư vấn thủ tuc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ – 0976.985.828

*Tranh chấp SHTT là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại?

Căn cứ quy định tại khoản 4 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền Toà án là tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật này. Theo đó, khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về quyền SHTT; chuyển giao công nghệ giữa cá nhân; tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là quan hệ tranh chấp về kinh doanh; thương mại.

Bạn có thể liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền tác giả.

Tranh chấp nhãn hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu là một trong những tranh chấp phố biến hiện nay. Theo quy định của pháp luật hiện hành nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tranh chấp là sự mâu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Do đó, tranh chấp nhãn hiệu có thể hiểu là những mâu thuẫn xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các bên đều cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và hành vi sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Câu hỏi: “Chào Luật sư! Thưa luật sư như thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?”

Luật sư tư vấn: Để xác định một hành vi có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ được căn cứ vào kết quả so sánh các nội dung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó và các thông tin liên quan đến hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHTT.

Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm đến nhãn hiệu. Ví dụ như tranh chấp nhãn hiệu “AQUAFINA” và “AQUAVISA”; nhãn hiệu “nhãn hiệu “asano, hình” và nhãn hiệu “Asanzo, hình”.

Nhãn hiệu “AQUAFINA” được bảo hộ: có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 41971 cấp ngày 09/07/2002 bảo hộ nhãn hiệu “AQUAFINA, hình” cho sản phẩm thuộc nhóm 32 là bia, nước khoáng và nước có ga. Nhưng trên thị trường lại xuất hiện một nhãn hiệu là “AQUAVISA” cũng cùng nhóm 32 như vậy nhãn hiệu này đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ:

– Về nội dung: nhãn hiệu AQUAVISA cũng gồm có 8 ký tự nhưng đã có tới 6 ký tự trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ AQUAVISA. Cách phát âm của hai nhãn hiệu này cũng gần trùng nhau và có thể gây nhầm lẫn với AQUAFINA.

– Về hình thức thể hiện: nhãn hiệu vi phạm “AQUAVISA” có hình thức thể hiện là sự bắt chước có chủ ý nhãn hiệu AQUAFINA với hai chữ A ở đầu và cuối nhãn hiệu được thiết kế lớn hơn các thành phần chữ khác của nhãn hiệu.

Hành vi được coi là xâm phạm đến nhãn hiệu xem tại đây.

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU ĐƯỢC THỰC HIỆN RA SAO?

Tranh chấp quyền tác giả

Theo quy định pháp luật hiện hành, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Hiện nay các tranh chấp có thể gặp đối với quyền tác giả như sau:

  • Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh;
  • Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả;
  • Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm;
  • Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút, tiền thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng;
  • Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả; Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả;
  • Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Các tranh chấp liên quan khác.

Một trường hợp nổi tiếng về vấn đề tranh chấp quyền tác giả:

Vụ kiện giữa họa sỹ Lê Phong Linh và Công ty Phan Thị về Bộ truyện tranh nổi tiếng “Thần đồng đất Việt”. Ban đầu được đăng ký bản quyền tác giả dưới tên của họa sỹ Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Công ty Phan Thị. Sau khi ông Linh không còn làm việc cho Công ty Phan Thị thì phát sinh tranh chấp quyền tác giả đối với các hình tượng nhân vật trong bộ truyện này. Phía ông Linh cho rằng việc Công ty Phan Thị tiếp tục khai thác hình ảnh từ các hình tượng nhân vật là vi phạm quyền tác giả; ngược lại phía Công ty Phan Thị khẳng định mình mới là chủ sở hữu của các hình tượng nhân vật nên họ được quyền sử dụng.

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất l­ượng; hình thức; phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Do đó, Họa sĩ Lê Linh là người sáng tác bộ truyện sẽ chắc chắn là tác giả của bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt”.

Ngày 18/2/2019, hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết, công nhận Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt, xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả.

Theo đó, ông Lê Linh là tác giải duy nhất của bộ truyện nên có quyền nhân thân tuyệt đối với tác phẩm này bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ

Cách thức giải quyết tranh chấp SHTT

Khi phát sinh tranh chấp SHTT thì yêu cầu đặt ra cần phải được giải quyết nhanh chóng để tranh gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho các bên. Biện pháp phổ biến hiện nay chính là biện pháp dân sự được các bên lựa chọn.

Khi phát sinh tranh chấp SHTT thì yêu cầu đặt ra cần phải được giải quyết nhanh chóng để tranh gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho các bên. Biện pháp phổ biến hiện nay chính là biện pháp dân sự được các bên lựa chọn.

Phương án 1: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng.

Khi có tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên thì bên bị xâm phạm có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi đó và bồi thường các thiệt hại phát sinh (Nếu có).

Việc thương lượng, hoà giải giúp cho các bên tiết kiệm được chi phí, không bị ràng buộc bởi các thủ tục theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi dựa trên sự tự nguyện của các bên mà không có chế tài nào áp dụng.

Nếu bạn không có thời gian để tham gia giải quyết tranh chấp. Hãy để Luật Hùng Bách đại diện theo uỷ quyền của khách hàng để tham gia các buổi hoà giải, thương lượng bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng.

Xem thêm: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Phương án 2: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án.

Khi hai bên không thể thương lượng; hòa giải thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự.

Khi nộp đơn khởi kiện cần kèm theo các tài liệu sau:

  • Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; hoặc bản sao có công chứng; hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
  • Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
  • Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
  • Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này (nếu có).

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÒA ÁN

*Lưu ý:

Bên cạnh việc khởi kiện, nếu có đủ căn cứ xác định vi phạm hành chính có thể áp dụng biện pháp hành chính được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp bạn đang gặp phải chưa biết xử lý ra sao.

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp SHTT 

Luật Hùng Bách dựa vào từng trường hợp của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công việc tư vấn; Thực hiện các hoạt động tại cơ quan tiến hành tố tụng. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng có thể khái quát như sau:

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp;…
  • Tư vấn các thủ tục giải quyết các vụ việc vi phạm bản quyền; sáng chế, nhãn hiệu; bí mật kinh doanh; cạnh tranh không lành mạnh.
  • Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng; thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Tòa án và trọng tài.
  • Nhận đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng như Cục sở hữu trí tuệ; cơ quan thanh tra,…
  • Hướng dẫn khách hàng; trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện; đơn khiếu nại hoặc các văn bản liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện các công việc có liên quan khác theo yêu cầu.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

LB.

5/5 - (2 bình chọn)

3 thoughts on “CÁC TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ HIỆN NAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT?

  1. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ UY TÍN - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  3. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *