CHƠI HỤI – QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2024


Chơi hụi (hay còn gọi là “họ, biêu, phường”) bản chất là hoạt động “vay tiền” mang tính tương trợ lẫn nhau; thường diễn ra phổ biến ở vùng nông thôn. Nhưng hiện nay hình thức tổ chức này đang diễn ra ở nhiều nơi; ngày càng gia tăng, số tiền các bên tham gia cũng ngày càng nhiều. Vậy hụi là gì? Quy định về hụi như thế nào? Tham gia có lợi không? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách 0988.732.880 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nội dung trên.

Chơi hụi là gì?

Theo khoản 1 Điều 471 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“Họ, hụi, biêu, phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”

Như vậy, hụi là hình thức huy động vốn theo tập quán được hình thành dựa trên tinh thần tương thân, tương ái, cùng nhau hỗ trợ tài chính. Những thành viên trong dây hụi thường ở cùng địa phương, thôn, xóm,… với nhau. Người chơi hụi khi đến kỳ hốt hụi sẽ nhận được một khoản tiền nhiều hơn so với số tiền góp định kỳ. Đồng thời không cần tích lũy dài hạn. Nói cách khác, hụi gần giống với hình thức vay trả góp ngày nay.

 

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường Luật Hùng Bách0988.732.880

Ưu và nhược điểm khi tham gia chơi hụi

Ưu điểm:

  • Huy động vốn khi cần với điều kiện dễ dàng nhờ vào quan hệ bạn bè; hàng xóm hoặc những người có mối quan hệ gần gũi khác trong quá trình làm ăn sinh sống.
  • Cách tham gia đơn giản: Hụi mang đặc điểm của hoạt động cho vay nhưng thành viên tham gia không cần phải cung cấp các giấy tờ như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,… hay phải thế chấp tài sản như nhà, đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ như hình thức vay thông thường. Các Bên tham gia không cần bất kỳ một biện pháp bảo đảm nào; mà chỉ dựa vào lòng tin với nhau.
  • Đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả: Đối với những người tham gia hụi có lãi; nếu hốt hụi càng trễ càng có lãi. Cho nên; Hình thức này phù hợp với người có tiền nhàn rỗi và không có nhu cầu hốt hụi sớm.

Nhược điểm: 

  • Vì chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên trong quá trình tham gia; các Bên thường ít có giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ giữa chủ hụi và hụi viên.
  • Vì không có bất kỳ biện pháp bảo đảm nào nên khi có thiệt hại xảy ra; không có biện pháp nào khắc phục hiệu quả. Trường hợp có Bản án/Quyết định của Tòa án cũng không đảm bảo quá trình thu hồi vốn do người vi phạm không còn khả năng thanh toán.
  • Khi hụi viên không góp hoặc góp không đầy đủ phần hụi; Chủ hụi sẽ nộp thay số tiền đó. Trường hợp Chủ hụi không có khả năng đóng tiền thay thì có thể dẫn đến vỡ hụi.
  • Khi xảy ra vỡ hụi; các thành viên tham gia rất khó thu hồi lại tài sản do Chủ hụi không có khả năng chi trả.

Hình thức tham gia hụi

Hụi không tính lãi

“Hụi không có lãi là hụi mà thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác” (quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP).

Ví dụ: Có 10 người tham gia hụi, không có chủ hụi, mỗi tháng mỗi người góp 1.000.000 đồng. Tổng cộng là 10.000.000 đồng. Mỗi tháng, 10 người này sẽ rút thăm hoặc xác định ai cần gấp tiền hơn sẽ được nhận khoản tiền này trong tháng này. Người đã hốt hụi rồi sẽ không được hốt hụi nữa. Lần lượt đến hết 10 người, ai cũng được hốt hụi.

Hụi có tính lãi 

“Hụi có lãi là hụi mà thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác” (quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP).

Ví dụ: Có 10 người tham gia hụi 1.000.000 đồng/tháng, kể cả chủ hụi, mỗi tháng những người này sẽ rút thăm để chọn ra người hốt hụi, ai muốn hốt hụi sẽ phải bỏ thăm giá cao.

Giả sử Tháng 1: Chị A bỏ thăm hốt hụi là 200.000 đồng (chị A hốt hụi tháng 1 sẽ không đóng hụi tháng 1). Những hụi viên còn lại sẽ đóng số tiền là 1.000.000 – 200.000 = 800.000 đồng. Số tiền chị A hốt hụi được là 800.000*9 = 7.200.000 đồng. Chị A còn phải chi trả cho Chủ hụi 200.000 đồng. Tổng số tiền chị A hốt hụi được là 7.000.000 đồng.

Sau khi hốt hụi, kể từ tháng 2 trở đi chị A sẽ phải đóng hụi chết 1.000.000 đồng/tháng cho đến khi kết thúc dây hụi.

Tháng 2: Chị B bỏ thăm hốt hụi 200.000 đồng. Những hụi viên còn lại sẽ đóng số tiền là 1.000.000 – 200.000 = 800.000 đồng. Vậy số tiền chị B hốt được sẽ là 1.000.000 + 800.000*8 – 200.000 = 7.200.000 đồng.

Kể từ tháng 3 trở đi chị B sẽ phải đóng hụi chết 1.000.000 đồng/tháng cho đến khi kết thúc dây hụi. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi đủ 10 người hốt hụi thì dây hụi sẽ kết thúc.

Có thể thấy, lợi ích của việc chơi hụi là người nào cần tiền tháng nào thì hốt hụi vào tháng đó. Những người hốt hụi càng về sau thì càng lời nhưng lại chịu rủi ro.

Hình thức thỏa thuận về chơi hụi

Các thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản; kể cả việc sửa đổi, bổ sung sau khi đã ban hành văn bản thỏa thuận. Theo quy định, văn bản thỏa thuận về dây hụi không cần công chứng, chứng thực nhưng nếu các Bên có yêu cầu thì vẫn có thể công chứng, chứng thực (quy định tại Điều 7 Nghị định 19/2019/NĐ-CP).

Văn bản thỏa thuận về hụi nên đảm bảo các nội dung chủ yếu như: Thông tin về Chủ hụi và từng thành viên tham gia, số lượng thành viên tham gia dây hụi; phần đóng góp hụi; phương thức góp/ lĩnh hụi; thời gian diễn ra dây hụi/ kỳ mở hụi. Ngoài ra; các Bên còn có thể thỏa thuận thêm về lãi suất, phương thức, điều kiện, thời điểm gia nhập, rút khỏi dây hụi, chấm dứt dây hụi, trách nhiệm của các Bên khi vi phạm nghĩa vụ và các nội dung khác.

Luật Hùng Bách – Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp chơi hụi – 0988.732.880

Thông báo về việc Tổ chức dây hụi

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định: “Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên hoặc tổ chức từ hai dây hụi trở lên”.

Trường hợp Chủ hụi không thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã; sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

– Khi có tranh chấp phát sinh; các Bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia hụi.

– Khi có vụ việc xảy ra; phải kịp thời báo ngay với Cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Những lưu ý khi tham gia hụi, họ, biêu, phường

– Chỉ nên tham gia dây hụi khi độ tin cậy cao với Chủ hụi. Đồng thời có thể đánh giá qua nhân thân, uy tín gia đình Chủ hụi hoặc qua các lần họ mở trước đó.

– Không nên tham dây họ có lãi suất quá cao.

– Các thỏa thuận về hụi phải được lập thành văn bản.

– Trong quá trình tham gia nên lưu giữ đầy đủ biên bản, chữ ký, văn bản thỏa thuận, … để bảo vệ quyền lợi cho mình.

– Hụi viên nên tham gia đầy đủ các lần mở hụi; tránh tình trạng Chủ hụi lấy tên hụi viên để hốt hụi.

– Chủ hụi nên biết rõ về các thành viên trong dây hụi; tránh trường hợp thành viên hụi vừa hốt hụi xong bỏ trốn không tiếp tục đóng nữa.

Hiện nay, Nghị định 19/2019/NĐ-CP và Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định chi tiết và chặt chẽ về vấn đề hụi, họ, biêu, phường. Do đó, các cá nhân khi tham gia, tổ chức hụi nên nắm vững những quy định của pháp luật để tránh trường hợp vi phạm pháp luật cũng như tránh trường hợp quyền và lợi ích bị ảnh hưởng.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ TẠI LUẬT HÙNG BÁCH

− Tư vấn quy định pháp luật về hụi, họ, biêu, phường;

− Tư vấn thỏa thuận hình thức tham gia hụi, họ, biêu, phường để giảm thiểu rủi ro;

− Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường.

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

2 thoughts on “CHƠI HỤI – QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2024

  1. Pingback: HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VỠ HỤI - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: 9 bài viết về Chơi Hụi Là Gì - Học Điện Tử Cơ Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *