HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VỠ HỤI


Hiện nay hình thức tổ chức, tham gia hụi (hay còn gọi là “họ, biêu, phường”) đang diễn ra ngày càng nhiều, số tiền các bên tham gia cũng ngày càng tăng lên. Thông thường các bên tham gia dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên chỉ thỏa thuận miệng hoặc nếu có chỉ là những giấy tờ viết tay, ngoài ra không có cam kết gì khác. Vậy trường hợp xảy ra vỡ hụi sẽ giải quyết như thế nào? Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn hiểu rõ thông qua bài viết sau đây.

Hụi là gì?

Căn cứ Điều 471 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là hụi) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”.

Như vậy, hụi là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán. Tùy theo vùng, miền mà có quy định hay thỏa thuận khác nhau. Thỏa thuận về hụi giống như một loại hợp đồng vay tài sản.

Tham gia hụi có lợi không? Thỏa thuận về hụi như thế nào để giảm thiểu rủi ro? Những lưu ý khi tham gia hụi là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết này “Chơi hụi – Quy định mới nhất năm 2021”

HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỤI
Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về hụi, họ 0988.732.880  Luật Hùng Bách

Giải quyết tranh chấp khi vỡ hụi

Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định trong trường hợp có tranh chấp về hụi, sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Chủ hụi, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia hụi.

Luật Hùng Bách – Tư vấn, hỗ trợ thủ tục giải quyết tranh chấp khi vỡ hụi, họ – 0988.732.880

Những tranh chấp vỡ hụi thường xảy ra khi tham gia hụi 

Chủ hụi trốn đi mất

Căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ–CP quy định về nghĩa vụ của Chủ hụi:

1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;

3. Giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi”.

Do đó, khi đến kỳ mở hụi, Chủ hụi có nghĩa vụ giao đầy đủ các phần hụi cho thành viên hốt hụi. Trường hợp đến kỳ mở hụi mà Chủ hụi không giao; giao không đầy đủ các phần hụi cho thành viên được hốt hụi, phải trả lãi đối với số tiền chậm giao tương ứng với thời gian chậm giao. Lãi suất phát sinh do chậm giao phần hụi được xác định theo thỏa thuận của các Bên; nhưng không được vượt quá 20%/năm của số tiền chậm giao trên thời gian chậm giao; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của số tiền chậm giao trên thời gian chậm giao. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực (quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ–CP).

Thành viên hốt hụi nhưng không đóng lại phần hụi hoặc đóng phần hụi không đầy đủ

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ–CP quy định về nghĩa vụ của thành viên:

c) Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác“.

Theo đó, thành viên đã hốt hụi phải tiếp tục đóng hụi chết cho đến khi mãn dây hụi. Trường hợp đến kỳ mở hụi mà thành viên đã hốt hụi không đóng phần hụi; đóng phần hụi không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

– Đối với hụi không có lãi; Lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của số tiền chậm đóng trên thời gian chậm đóng; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định 10%/năm của số tiền chậm đóng trên thời gian chậm đóng.

– Đối với hụi có lãi; Lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận. Tương ứng với thời hạn đóng mà đến hạn chưa đóng. Trong trường hợp chậm đóng, nếu các Bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, lãi suất được xác định là 10%/năm của số tiền chậm đóng trên thời gian chậm đóng.
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng. Tương ứng với thời gian chậm đóng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác (quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ–CP).

Nếu bạn đang có tranh chấp liên quan đến việc vỡ hụi hoặc bạn muốn tham khảo các quy định của pháp luật trước chơi hụi. Hãy liên hệ 0988.732.880 để được Luật sư giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Dịch vụ tư vấn khi xảy ra vỡ hụi tại Luật Hùng Bách 

  • Tư vấn quy định pháp luật về hụi, họ.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp và đưa ra hướng xử lý vi phạm về hụi, họ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa án nếu vụ việc có tranh chấp vỡ hụi xảy ra.
  • Thực hiện thủ tục soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị, đơn khởi kiện,…
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện khi vỡ hụi tại Toà án.

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *