HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN SAU LY HÔN


Vợ chồng đã ly hôn nhưng có tranh chấp tài sản chung thì phải làm thế nào? Quy định pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn ra sao? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn” của Luật Hùng Bách; hoặc liên hệ Luật sư Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, giải đáp cụ thể. 

Ly hôn xong, vợ chồng có tranh chấp tài sản chung được nữa không?

Câu hỏi:

Tôi và chồng kết hôn năm 2000, vì cuộc sống chung không hạnh phúc nên chúng tôi đã ly hôn. Chúng tôi ly hôn vào tháng 9/2021 ở Toà án quận 12, Tp.HCM. Trong thời gian sống chung chúng tôi có tài sản chung là 2 căn nhà, 2 miếng đất và 1 chiếc xe hơi. Chúng tôi ly hôn tự thoả thuận tài sản, nhưng nay chồng cũ muốn lấy hết tài sản không chia cho tôi. Xin hỏi luật sư chúng tôi đã ly hôn thì có tranh chấp tài sản chung được nữa không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi chân thành cảm ơn luật sư. (C.T.D.O – Quận 12, TP.HCM)

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc vợ chồng khi ly hôn phải yêu cầu Toà án giải quyết về vấn đề tài sản. Toà án sẽ giải quyết vấn đề tài sản khi vợ chồng không thoả thuận được và vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng có yêu cầu Toà án giải quyết.

Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn ly hôn tự thoả thuận về việc phân chia tài sản không yêu cầu Toà án giải quyết; thì Toà án sẽ không xem xét, giải quyết vấn đề tài sản khi vợ chồng bạn ly hôn. Sau ly hôn (đã có quyết định/bản án ly hôn có hiệu lực của toà) nhưng vợ chồng bạn không thoả thuận được về việc phân chia tài sản; thì bạn vẫn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Luật sư tư vấn – 0988.732.880 (Zalo)

Quy định pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Thông thường, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được giải quyết tương tự như trường hợp chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, việc phân chia tài sản sẽ thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Nếu trước khi kết hôn vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện theo thỏa thuận đã được xác lập.

Trường hợp 2: Nếu vợ chồng không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng.

Trường hợp 3: Nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định chia tài sản theo luật định để chia tài sản.

>> Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng gồm những gì?

Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi nhưng tính đến các yếu tố sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Tình trạng sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng, các thành viên khác.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là đóng góp tài sản riêng, thu nhập, công việc và lao động của vợ, chồng vào tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp: Là chia tài sản chung nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp được tiếp tục để tạo ra thu nhập…
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Việc một trong vợ chồng có lỗi khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình như về tình nghĩa vợ chồng; ngoại tình, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người còn lại…

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

thủ tục ly hôn đơn phương
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản sau ly hôn là văn bản do vợ hoặc chồng viết nộp toà để yêu cầu giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn.

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản sau ly hôn được viết dựa trên Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành bao gồm những nội dung như:

  • Họ tên, thông tin người có yêu cầu chia tài sản.
  • Họ tên, thông tin người được yêu cầu chia tài sản.
  • Nội dung đơn khởi kiện.
  • Yêu cầu của người khởi kiện.
  • Danh mục tài liệu kèm theo đơn khởi kiện.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn và cách viết đơn yêu cầu chia tài sản sau ly hôn mới nhất.

Cần chuẩn bị gì để giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn?

Câu hỏi:

Chào luật sư ạ. Em có vấn đề tài sản sau ly hôn mong được tư vấn ạ. Em và chồng đã ly hôn 12 năm trước, khi ly hôn vợ chồng em đã đồng ý để lại toàn bộ tài sản cho con. Nay con đã lớn em có yêu cầu chồng sang tên qua cho con nhưng chồng em hẹn hết lần này đến lần khác không chịu sang tên cho con. Tài sản là miếng đất ngang 10m, dài gần 1000m. Miếng đất đó là gia đình chồng cho sau khi vợ chồng kết hôn để vợ chồng vợ em cất nhà ở. Sổ đỏ được cấp năm 2003 đứng tên chồng cũ em ạ.

Em muốn nhờ cơ quan giải quyết vì chồng cũ cứ hứa hẹn chứ không chịu tặng cho con ạ. Em được hướng dẫn nộp đơn khởi kiện đến toà. Xin luật sư tư vấn giúp em giấy tờ cần chuẩn bị để yêu cầu toà án giải quyết, em cám ơn. (H.N.T – Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu).

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Nếu vợ chồng bạn không thoả thuận được về việc phân chia tài sản sau ly hôn thì bạn có thể yêu cầu toà án giải quyết. Về hồ sơ yêu cầu chia tài sản sau ly hôn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện về việc yêu cầu chia tài sản sau ly hôn;
  • Quyết định/Bản án ly hôn;
  • Hộ chiếu/CMND/CCCD của vợ, chồng;
  • Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ, chồng;
  • Văn bản thoả thuận phân chia tài sản chung vợ, chồng (nếu có);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến việc chia tài sản.

Nếu bạn không nắm rõ quy định pháp luật, không biết thu thập chứng cứ thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình; bạn có thể liên hệ Luật sư Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn:

Bước 1: Viết đơn và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chia tài sản sau ly hôn. 

Vợ, chồng (người yêu cầu chia tài sản sau ly hôn) viết đơn khởi kiện theo mẫu. Nội dung đơn cần trình bày rõ thông tin các bên; thời điểm ly hôn; tài sản chung yêu cầu toà án phân chia và yêu cầu cụ thể của người khởi kiện.

Sau khi viết đơn thì người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu mà Luật Hùng Bách đã đề cập ở phần trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, tranh chấp về chia tài sản chung sau khi ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Trường hợp tranh chấp về chia tài sản chung sau khi ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp tỉnh.

Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính. Khi nộp đơn khởi kiện nộp trực tiếp, người khởi kiện sẽ được cấp giấy xác nhận nhận đơn. Đối với trường hợp nộp đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn; Tòa án sẽ gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Bước 3: Toà án xem xét hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn không đầy đủ nội dung hoặc thiếu hồ sơ, tài liệu theo quy định.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong trường hợp sau:
    • Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực hành vi dân sự;
    • Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật;
    • Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định được khởi kiện lại;
    • Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
    • Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán;
    • Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án khác.
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.

Bước 4: Toà án thụ lý vụ án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền tạm ứng án phí sẽ do Thẩm phán dự tính và được ghi vào giấy báo giao cho người khởi kiện.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn là 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán sẽ thực hiện các công việc như:

  • Xác minh, thu thập chứng cứ;
  • Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
  • Đối chất;
  • Xem xét thẩm định tại chổ;
  • Định giá tài sản
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải…

Trong giai đoạn này, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được.

  • Hoà giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến; Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Hoà giải không thành: Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Toà án xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Thời gian mở phiên toà là: 01 – 02 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sựkhông có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

LUẬT SƯ TƯ VẤN – LUẬT HÙNG BÁCH – 0988.732.880 (Zalo)

Chi phí giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Án phí tranh chấp tài sản sau ly hôn

Hiện nay, theo quy định Nghị quyết 326/2016 của UBTVQH14; tranh chấp tài sản sau ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình có giá ngạch; tức là tranh chấp này được xác định bởi một giá trị, một số tiền cụ thể. Tuỳ vào giá trị tài sản đang tranh chấp sẽ có mức án phí khác nhau. Cụ thể:

STTTranh chấp hôn nhân và gia đình có giá ngạchMức thu
1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
2Từ trên 6.000.000 đồng – 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
3Từ trên 400.000.000 đồng – 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4Từ trên 800.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5Từ trên 2.000.000.000 đồng – 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chp do đương sự yêu cu gii quyết.

Các chi phí khác

Ngoài mức án phí phải nộp theo quy định pháp luật ra; Luật Hùng Bách xin chia sẻ thêm các loại phí khác khi tranh chấp tài sản sau ly hôn như sau:

  • Phí công chứng; chứng thực các giấy tờ; tài liệu để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Trường hợp giấy tờ bị thiếu thì phải đi xin trích lục; lúc này bạn phải tốn một khoảng lệ phí cho việc xin cấp trích lục này.
  • Chi phí đi lại phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.
  • Chi phí thẩm định, định giá tài sản đang có tranh chấp.
  • Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong trường hợp vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài mà Toà án cần tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ra nước ngoài.
  • Chi phí thuê Luật sư tư vấn; hỗ trợ hoặc nhận ủy quyền để thực hiện thủ tục(nếu có).

Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn – Luật Hùng Bách.

Hiện nay, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn bao gồm các nội dung:

  1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật phân chia tài sản sau ly hôn;
  2. Luật sư tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để yêu cầu chia tài sản sau ly hôn;
  3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tư vấn, đề xuất phương án giải quyết tranh chấp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  4. Thay mặt, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi khi phân chia tài sản sau ly hôn;
  5. Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn tại Tòa án.

Phí dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn tại Luật Hùng Bách như sau:

  • Tư vấn miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880.
  • Luật sư tư vấn trực tiếp: Phí 500.000 đồng/ giờ tư vấn (giờ hành chính).
  • Tư vấn chuyên sâu các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình: Phí 500.000 đồng.
  • Soạn thảo đơn yêu cầu chia tài sản sau ly hôn: Phí 1.000.000 đồng.
  • Phí luật sư làm việc trực tiếp và hoà giải tại địa điểm khách hàng yêu cầu: Từ 5.000.000 đồng/ buổi làm việc.
  • Phí luật sư tham gia giải quyết tranh chấp phân chia tài sản tại toà: Phí thoả thuận tuỳ từng vụ việc.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu khách hàng mà phí thuê luật sư tư vấn, hỗ trợ phân chia tài sản sau ly hôn sẽ khác nhau. Do vậy để được tư vấn, báo phí luật sư cụ thể; bạn vui lòng liên hệ số 0988.732.880 (Zalo).

Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn – Luật Hùng Bách.

Nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ giải quyêt tranh chấp tài sản sau ly hôn; bạn có thể liên hệ Luật sư Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

♦ Liên hệ luật sư tư vấn trực tiếp tại:

  • Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7,quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Hà Tĩnh: Số 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

♦ Liên hệ luật sư tư vấn online qua:

Trân Trọng!

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *