CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG CÓ BỊ PHẠT KHÔNG?


Hiện nay, hiện tượng chung sống như vợ chồng diễn ra rất phổ biến. Khi chưa sẵn sàng cho một sự ràng buộc trên phương diện pháp lý, các bên có xu hướng về chung sống để có thể gần gũi, tìm hiểu nhau nhiều hơn rồi mới đi đến quyết định có đăng ký kết hôn hay không. Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi như: Việc chung sống như vậy được công nhận không? Có đăng ký khai sinh cho con chung được không? Sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Trường hợp cần tư vấn cụ thể vấn đề của mình hãy liên hệ ngay đến số Điện thoại/Zalo: 0976.985.828 để được tư vấn chi tiết.

Chung sống như vợ chồng là gì?

Căn cứ khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014): “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Theo quy định trên, có thể hiểu, chung sống như vợ chồng là hành vi của hai bên nam nữ, tuy không phải là vợ chồng nhưng sinh hoạt như vợ chồng và cùng nhau tạo lập tài sản, sinh con chung; dựa trên cơ sở tự nguyện và không đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Chung sống như vợ chồng
                       Tư vấn các vấn đề về chung sống như vợ chồng  – 0976.985.828

Chung sống như vợ chồng có được pháp luật công nhận không?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật HNGĐ 2014 thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng như trên. Bởi, về nguyên tắc việc không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, từng giai đoạn khác nhau thì quan hệ này có thể được pháp luật công nhận hoặc không công nhận. Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về vấn đề này như sau:

Giai đoạn trước 03/01/1987

Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10, nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Việc đăng ký kết hôn được khuyến khích thực hiện. Khi có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Giai đoạn từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001

Nam và nữ chung sống với nhau từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 đáp ứng hai điều kiện sau:

Thứ nhất: Chưa đăng ký kết hôn, nhưng có đủ điều kiện kết hôn như:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn.

Thứ hai: Đang chung sống với nhau như vợ chồng.

Để quan hệ vợ chồng được công nhận, các bên có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003. Ngày quan hệ hôn nhân được xác lập là ngày bắt đầu sống chung như vợ chồng. Sau ngày 01/01/2003, pháp luật sẽ không công nhận quan hệ hôn nhân chưa đăng ký.

Khi một hoặc cả hai bên có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:

  • Trong thời gian từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; hoặc sau khi đăng ký kết hôn thì tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
  • Sau ngày 01/01/2003 các bên vẫn chưa tiến hành đăng ký kết hôn, tòa án thực hiện thủ tục tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Giai đoạn từ ngày 01/01/2001 đến nay

Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 đến nay mà không đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng không được pháp luật không công nhận. Trường hợp nam nữ có yêu cầu ly hôn thì tòa án thực hiện thủ tục tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Để được tư vấn miễn phí về các vấn đề hôn nhân gia đình, liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0976.985.828.

Không đăng ký kết hôn thì có khai sinh cho con được không?

Chào Luật sư, em có vấn đề thắc mắc như sau: “Em và người yêu hiện đang chung sống với nhau được 3 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Hiện tại em sắp sinh con, em không biết việc em và người yêu chưa đăng ký kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho em bé được không ạ? Em xin cảm ơn Luật sư!”.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Hùng Bách, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: 

Quyền được khai sinh là quyền dân sự cơ bản của công dân, được quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được khai sinh. Do vậy, việc cha mẹ chưa đăng ký kết hôn không ảnh hưởng đến việc khai sinh của con. Theo quy định, việc khai sinh cho con khi cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Kết hợp khai sinh và nhận cha, mẹ, con.

Căn cứ Điều 15 Thông tư số 04/2020/TT-BTP, trường hợp nam nữ chưa đăng ký kết hôn có con chung, khi đăng ký khai sinh cho con mà một trong hai bên yêu cầu thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện kết hợp việc khai sinh và nhận cha mẹ cho con để điền tên cha, mẹ vào giấy khai sinh của con.

Trường hợp 2: Bổ sung hộ tịch.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư số 04/2020/TT-BTP:

  • Trước thời điểm đăng ký kết hôn, người con đã được đăng ký khai sinh mà không có thông tin người cha, nay cha mẹ có văn bản thừa nhận con chung thì thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch để bổ sung thông tin người cha. Không làm thủ tục nhận cha, con.
  • Trước thời điểm đăng ký kết hôn, người con chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục nhận cha, con.

Làm thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng ở đâu?

Trừ các trường hợp đã nêu, nam nữ chung sống như vợ chồng không được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Theo khoản 2 Điều 53 Luật HNGĐ và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS), khi nam nữ chung sống như vợ chồng có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý và thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng.

Việc yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng có hai trường hợp xảy ra:

  • (1) Hai bên nam nữ đều đồng ý và yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng, đã thống nhất với nhau vấn đề con chung và tài sản;
  • (2) Một bên yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng; hoặc cả hai bên cùng yêu cầu nhưng có tranh chấp về con chung, tài sản chung.

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể thủ tục thụ lý việc không công nhận quan hệ vợ chồng theo thủ tục vụ án dân sự hay việc dân sự. Thực tiễn xét xử cho thấy:

  • Trường hợp (1), Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục giải quyết việc dân sự theo khoản 11 Điều 29 BLTTDS.
  • Trường hợp (2), Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo khoản 7 Điều 28 BLTTDS.

Trình tự thủ tục yêu cầu giải quyết không công nhận quan hệ vợ chồng như sau:

Đầu tiên, chuẩn bị hồ sơ.

Người có yêu cầu không công nhận thuận tình ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm nhưng không giới hạn những giấy tờ như sau:

  1. Đơn khởi kiện hoặc Đơn yêu cầu tùy trường hợp;
  2. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
  3. Sổ hộ khẩu;
  4. Giấy khai sinh của con (nếu có);
  5. Tài liệu chứng cứ liên quan đến tài sản chung, nợ chung (nếu có).

Luật Hùng Bách0976.985.828 cung cấp dịch vụ soạn thảo hồ sơ nhanh chóng, với chi phí phải chăng!

Thứ hai, nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người có yêu cầu nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền:

  • Trong trường hợp (1) là Tòa án nơi một trong hai bên đang cư trú.
  • Trong trường hợp (2) là Tòa án nơi bị đơn đang cư trú.

Thứ ba, Tòa án thụ lý vụ việc

Sau khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý; ngược lại Tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn nhất định.

Thứ tư, Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

Theo BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu đối với  trường hợp (1) là 1 tháng kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu; thời hạn chuẩn bị xét xử đối với trường hợp (2) là 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý đơn khởi kiện.

Đối với trường hợp (1), kết quả giải quyết tại Tòa án là bản án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có bản án, nếu không đồng ý với bản án thì các bên có quyền kháng cáo.

Đối với trường hợp (2), kết quả giải quyết tại Tòa án là quyết định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định, nếu không đồng ý với quyết định thì các bên có quyền kháng cáo.

Xem thêm: THỦ TỤC YÊU CẦU TÒA ÁN KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Giải quyết con chung và tài sản chung khi nam nữ sống chung như vợ chồng như thế nào?

Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: “Vợ chồng tôi lấy nhau năm 2009, có tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn. Trong quá trình sống chung, vợ chồng tôi có hai con chung, một cháu 11 tuổi, một cháu 2 tuổi. Ngoài ra, vợ chồng tôi có tích góp mua được một thửa đất xây nhà ở chung cho đến nay. Nay vợ chồng tôi tình cảm không còn nên muốn ly hôn. Tôi thắc mắc chúng tôi không có đăng ký kết hôn có ly hôn được không? Về con chung và tài sản chung của chúng tôi giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư”

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Hùng Bách, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: 

Về quan hệ hôn nhân

Theo Luật HNGĐ 2014, quan hệ vợ chồng giữa bạn và vợ không được pháp luật công nhận. Theo khoản 2 Điều 53 Luật HNGĐ và Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi bạn có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý và thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng. Trình tự thủ tục sẽ được áp dụng tương tự như giải quyết vụ việc ly hôn. Trong phần nhận định, quyết định của Bản án mới tuyên bố “Không công nhận quan hệ vợ chồng”. Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Về vấn đề con chung

Căn cứ khoản 2 Điều 68 Luật HNGĐ 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, quan hệ cha mẹ con không chấm dứt dù quan hệ vợ chồng của cha mẹ không được công nhận. Trong trường hợp này, quan hệ cha mẹ con sẽ thực hiện theo các quy định quyền và nghĩa vụ cha mẹ con sau khi ly hôn.

Căn cứ khoản 2 Điều 81 và Điều 116 Luật HNGĐ 2014 thì quyền nuôi con và mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Trường hợp có tranh chấp giành quyền nuôi con và/ cấp dưỡng thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:

Về quyền nuôi con, căn cứ khoản 2, 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014:

  • Con dưới 36 tháng tuổi, được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Con trên 36 tháng tuổi, Tòa án quyết định người được nuôi con trực tiếp căn cứ vào mọi mặt quyền lợi của con. Ngoài ra, con chung từ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Sau khi có quyết định của Tòa án, người nuôi con trực tiếp không còn đủ điều kiện nuôi con hoặc các bên có thỏa thuận thay đổi thì có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 84 Luật HNGĐ 2014.

Về cấp dưỡng, căn cứ Điều 116 Luật HNGĐ 2014:

  • Mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
  • Thay đổi mức cấp dưỡng: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể do các bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Về vấn đề tài sản

Căn cứ Điều 16 Luật HNGĐ 2014 quy định các bên tự thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản và nợ chung; trường hợp các bên không thỏa thuận thì giải quyết theo BLDS và các quy định pháp luật có liên quan. Lưu ý rằng, việc giải quyết phải bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Khi có tranh chấp phát sinh:

  • Trường hợp chứng minh được tài sản là tài sản chung thì sẽ áp dụng Điều 219 BLDS để giải quyết:
    • Tài sản chung có thể phân chia thì mỗi bên đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung;
    • Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật thì mỗi bên chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó;
    • Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì mỗi bên có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình.
  • Trường hợp không chứng minh được là tài sản chung thì thuộc về bên đang chiếm hữu.

Dịch vụ không công nhận quan hệ vợ chồng trọn gói, nhanh chóng, liên hệ ngay Luật Hùng Bách 0976.985.828.

Đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị xử phạt?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, việc đăng ký kết hôn sau khi cưới không phải là hành vi vi phạm hành chính nên không bị xử phạt. Tuy vậy, việc tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ vợ chồng và cũng sẽ kéo theo nhiều hệ quả không đáng có. Do đó, đăng ký kết hôn là điều kiện tiên quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Chung sống như vợ chồng có bị phạt không? 

Thông thường, việc chung sống như vợ chồng giữa nam nữ không phải hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, tùy vào mức độ nguy hiểm mà hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự.

Về trách nhiệm hành chính

Căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, chung sống như vợ chồng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Bị xử phạt 3 triệu đến 5 triệu động:
    • Đang có vợ/chồng mà chung sống chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc
    • Đang độc thân mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; hoặc
    • Chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu:
    • Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; hoặc
    • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; hoặc
    • Chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Để được tư vấn miễn phí về các vấn đề hôn nhân gia đình, liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp 0976.985.828.

Về trách nhiệm hình sự

Căn cứ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS), hành vi sống chung như vợ chồng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 182 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ thuộc một trong các trường hợp:
    • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu việc vi phạm dẫn đến:
    • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
    • Tòa án đã buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà không chấp hành.

Ngoài ra, việc chung sống như vợ chồng giữa những người biết rõ là cùng dòng máu trực hệ; giữa anh chị em với nhau thì có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm theo Điều 185 BLHS về tội loạn luân.

Dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình

Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý về hôn nhân và gia đình mà khách hàng đang gặp phải. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói với chi phí hợp lý; giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khi thực hiện các thủ tục. Cụ thể, nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ ly hôn;
  • Nhận ủy quyền nộp hồ sơ để giải quyết thủ tục ly hôn nhanh trong và ngoài nước;
  • Hỗ trợ khách hàng thủ tục ly hôn đến khi có bản án/ quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con, chia tài sản;
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

H.N

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *