LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ


Khi được hưởng di sản thừa kế, người dân luôn mong muốn được chuyển quyền sở hữu, sử dụng di sản về mình một cách nhanh chóng nhất. Muốn như vậy, người dân phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế một cách chính xác. Tuy nhiên, việc không nắm rõ quy định về quy trình, thủ tục sẽ khiến cho người thực hiện gặp một số khó khăn nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục khai nhận di sản, hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục này. Hoặc liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Hotline (zalo): 0979.564.828 để được tư vấn.

Hồ sơ khai nhận di sản

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại. Khi muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ này bao gồm những giấy tờ, tài liệu nhằm chứng minh cho yêu cầu người dân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014, thành phần hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy tờ về người để lại di sản:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
  • Giấy chứng tử.
  1. Giấy tờ về người thừa kế:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
  • Sổ hộ khẩu (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người để lại di sản. Chẳng hạn: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh….
  1. Giấy tờ về di sản:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (sổ đỏ, giấy đăng ký xe,…);
  • Giấy tờ khác liên quan đến di sản (hợp đồng, chứng từ,…).
  1. Di chúc (nếu có).

  2. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan công chứng.

Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ giúp. Góp phần thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Tránh được các tranh chấp liên quan đến di sản sau này.

Xem thêm: LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN LẬP DI CHÚC THỪA KẾ TÀI SẢN

Luật sư hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Luật sư thừa kế Luật Hùng Bách – Hotline/Zalo:  0979.564.828

Thủ tục nhận di sản thừa kế:

Khai nhận di sản thừa kế:

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục được quy định trong Luật Công chứng 2014. Mục đích của việc khai nhận di sản thừa kế là để công nhận quyền thừa kế đối với di sản của người chết. Việc thực hiện đúng thủ tục sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người thừa kế và đảm bảo tính hợp pháp của việc thừa kế. Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm 05 bước như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ khai nhận di sản

Để thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế, đầu tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản đầy đủ và chính xác. Thành phần hồ sơ đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở phần trên, bạn có thể tham khảo. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước rất quan trọng vì việc này là tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục. Nếu hồ sơ có sai sót sẽ dẫn đến thủ tục khai nhận di sản bị chậm trễ, không đảm bảo được quyền và lợi ích của người nhận thừa kế.

Chính vì tính chất quan trọng ở bước này, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian để chuẩn bị hồ sơ thật kĩ lưỡng. Đồng thời, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng BáchHotline (zalo): 0979.564.828 để được hướng dẫn về thành phần hồ sơ miễn phí.

Bước 2. Công chứng văn bản khai nhận di sản

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng. Tại đây, công chứng viên sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khai nhận di sản của bạn. Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3. Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

Theo Điều 18 Nghị định 29/2015/ NĐ- CP, tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện việc niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế. Thời hạn niêm là 15 ngày, kể từ ngày được niêm yết.

Bước 4. Ký chứng nhận văn bản khai nhận di sản

Sau thời hạn 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện bước 04 này.

  • Nếu người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo văn bản khai nhận di sản thì công chứng viên sẽ kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản đó.
  • Nếu chưa có dự thảo thì người yêu cầu công chứng có thể đề nghị công chứng viên soạn thảo văn bản này.

Sau khi người thừa kế ký tên, công chứng viên sẽ đóng dấu công chứng vào văn bản khai nhận di sản. Văn bản này sau khi được công chứng có giá trị pháp lý, là căn cứ để người thừa kế thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với di sản.

Bước 5.  Nộp phí và nhận kết quả

Tiếp theo đó bạn cần nộp phí theo quy định của văn phòng công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Hết thời hạn nêu trên giấy hẹn, bạn sẽ nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng.

Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC THỪA KẾ TÀI SẢN

Trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc bạn đang cần thực hiện thủ tụctrong thời gian ngắn nhất có thể. Vui lòng liên hệ đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0979.564.828 để biết thêm chi tiết.

Đăng ký quyền sở hữu đối với di sản:

Đây là một bước quan trọng trong việc hoàn tất thủ tục thừa kế. Nếu người thừa kế không đăng ký quyền sở hữu, người đó sẽ không được công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với di sản và có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến di sản. Đối với thủ tục này, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế (Giấy chứng nhận di sản)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu di sản (sổ đỏ, giấy đăng ký xe,…)
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Chú ý rằng, đối với di sản thừa kế là bất động sản thì người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu nơi có bất động sản đó.

Trường hợp bạn cần Luật sư thay mặt thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với nhà đất, hãy liên hệ Luật Hùng BáchHotline (zalo): 0979.564.828 

Trường hợp có người thân không hợp tác:

Tình huống: Bố mẹ tôi có hai người con là tôi và ông A. Khi sinh thời, họ tạo lập được một căn nhà trị giá 3 tỷ, sổ đỏ do bố tôi đại diện đứng tên. Vào tháng 6/2022, bố mẹ tôi qua đời do tai nạn và không để lại di chúc. Sau đó, tôi nhiều lần yêu cầu em tôi (ông A) cùng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế với di sản trên. Nhưng ông A từ chối và không có thái độ hợp tác. Tôi muốn hỏi rằng, trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào?

Luật Hùng Bách trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Khi bố mẹ bạn qua đời, vì không để lại di chúc nên di sản mà họ để lại sẽ được phân chia dựa theo quy định của pháp luật. Đồng thời, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 651 BLDS 2015, cụ thể:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Dựa theo quy định trên, bạn và em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bạn và em bạn được hưởng phần di sản bằng nhau. Tuy nhiên, cần xác định thêm ông bà nội, ông bà ngoại của bạn (tức cha mẹ của bố mẹ bạn) còn sống không? Điều này để xác định các người thừa kế và phần di sản mà bạn có thể nhận được.

Tuy nhiên vì em của bạn từ chối việc cùng bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên chúng tôi đề xuất hai phương án giải quyết như sau:

a) Thương lượng

Đây là phương án để giải quyết vấn đề một cách mềm mỏng, tránh được việc rạn nứt tình cảm gia đình. Trong quá trình thương lượng, bạn cần thể hiện thiện chí và mong muốn giải quyết vấn đề một cách hợp lý, công bằng cho cả hai bên. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người thứ ba. Những người này có thể là người thân, bạn bè hoặc luật sư cùng tham gia với bạn trong quá trình thương lượng để đạt được kết quả tốt hơn.

b) Khởi kiện tranh chấp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thông thường, khi đã có bất đồng về lợi ích, sẽ khó có thể thực hiện việc hòa giải, thương lượng. Do vậy, khi không thể tiến hành hòa giải, bạn cần củng cố hồ sơ để khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế.

Tranh chấp thừa kế di sản không thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện. Do vậy, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

Dịch vụ tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục phức tạp. Đặc biệt là trong trường hợp như: Di sản thừa kế có giá trị lớn, có nhiều người thừa kế,… Vì vậy, việc tham khảo ý kiến của Luật sư sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực thừa kế. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Dịch vụ tại Luật Hùng Bách bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật miễn phí về các quy định của pháp luật liên quan đến di sản thừa kế.
  • Soạn thảo hồ sơ khai nhận di sản đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
  • Đại diện cho bạn nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan chức năng.
  • Giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế (nếu có).
  • Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài.
  • Soạn thảo văn bản hỏa thuận phân chia di sản của anh em trong gia đình.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ khai nhận di sản thừa kế của Luật Hùng Bách:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn không cần phải lo lắng về các thủ tục phức tạp và tốn thời gian.
  • Đảm bảo tính hợp pháp. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế được soạn thảo bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, đảm bảo tính hợp pháp và chính xác.
  • Bảo vệ quyền lợi của bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.

Liên hệ Luật Hùng Bách – Hotline (zalo): 0979.564.828 để được tư vấn

Xem thêm: LUẬT SƯ THỪA KẾ

Liên hệ luật sư chuyên về khai nhận di sản thừa kế

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý, luật sư chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Luật Hùng Bách cam kết hỗ trợ tối đa nhằm giúp bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng. Hiện nay Luật Hùng Bách có văn phòng tại các địa điểm sau:

  • Thành phố Hồ Chí Minh:Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Thành phố Hà NộiSố 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Thành phố Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Thành phố Đà Nẵng:Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.

Ngoài ra Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

Trân trọng!

Đ.K

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *