NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MỚI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP


Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng đã đủ điều kiện kinh doanh. Nên không quan tâm cần chuẩn bị thêm các vấn đề pháp lý kinh doanh khác khi công ty vừa thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết nên thực hiện thêm thủ tục gì khi mới thành lập doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi? Hãy liên hệ ngay số 0976.985.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Tại sao cần thực hiện thêm các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp?

Ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập và cấp phép thì hệ thống thông tin dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận ngay tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động. Và đồng thời cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cũng sẽ cập nhật được tình trạng của doanh nghiệp để quản lý hoạt động.

Do đó, nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những việc mà công ty mới thành lập cần làm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có căn cứ xử phạt. Điều này sẽ nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mới thành lập. Vì vậy, doanh nghiệp mới thành lập cần làm những việc dưới đây để đảm bảo phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của mình.

Công việc cần làm sau khi mới thành lập doanh nghiệp
Tư vấn các công việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp – 0976.985.828

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020: Khi đăng ký thành lập mới, doanh nghiệp phải thông báo công khai các thông tin sau đây trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

– Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu bạn có nhu cầu thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh hãy tham khảo thêm thông tin tại đây.

Mở tài khoản ngân hàng

Căn cứ  khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN; Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.

Hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành lập tài khoản ngân hàng; tài khoản ngân hàng có tác dụng đối với doanh nghiệp như sau:

– Là điều kiện để doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử;

– Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu; Chuyển khoản là điều kiện bắt buộc để được hoàn thếu GTGT

– Giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh; nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động giao dịch; thanh toán khi kinh doanh…

Nếu bạn không có thời gian tự mình thực hiện các thủ tục đăng ý? Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các thủ tục cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.

Mua chữ ký số

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020; tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, bao gồm:

+ Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

+ Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai; nộp thuế; giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật theo khoản Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019.

Cách đăng ký sử dụng chữ ký số

Chữ ký số được mã hóa và sử dụng dưới dạng một thiết bị kết nối là USB. Chữ ký số này được bảo mật bằng mã Pin riêng được cung cấp cho người sử dụng.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chữ ký số có thể đăng ký mua và sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp như: Bkav, Viettel, FPT, E-invoice… tùy vào yêu cầu cũng như tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn không có thời gian tự mình thực hiện các thủ tục đăng ý; Bạn còn vướng mắc các quy định thực hiện như thế nào? Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.

*Về hồ sơ

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện; các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau.

Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không; doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài.

Căn cứ Thông tư 302/2016/TT-BCT quy định mức đóng như sau

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân; nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân; hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân; hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân; hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Về quy định miễn lệ phí môn bài

Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

*Thời han đăng ký

Đối với doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020: Thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh (Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được thể hiện tại mục Thông tin đăng ký thuế của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp).

Về ngày bắt đầu hoạt động: Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng, nên đăng ký ngày bắt đầu hoạt động là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt hồ sơ, thủ tục liên quan đến thuế.

*Lưu ý

Các loại thuế như: Tờ khai thuế GTGT; tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý; thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có); báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Để hiểu rõ về chế tài áp dụng hành vi vi phạm về thuế trong doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết tại đây.

Thủ tục phát hành hóa đơn

Hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT; được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.

Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hóa đơn mẫu.

Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…

Lưu ý: Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có:

  • Chữ ký số (token);
  • Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML;
  • Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.

Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Tham khảo thêm bài viết Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Bạn còn vướng mắc các quy định thực hiện như thế nào? Hãy liên hệ ngay số 0976.985.828, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Treo biển hiệu công ty

Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Lưu ý, nội dung biển hiệu phải có những nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Công việc sau khi mới thành lập Doanh nghiệp

Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ đăng kí như đơn đề nghị, giấy uỷ quyền; Biên bản thoả thuận; Đăng kí chữ ký số; Lập tài khoản ngân hàng; khai báo thuế;..
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn về chính sách thuế: Đăng ký mã số thuế; Kê khai thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế,…
  • Tư vấn về thuế: Thu nhập được miễn thuế; Thu nhập chịu thuế; Cách thức khai thuế theo quy định của pháp luật hiện hành,…
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Luật sư Doanh nghiệp – Luật Hùng Bách tại đây.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *