HÀNH VI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?


Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật không phân biệt lỗi cố ý hay vô ý. Nếu bạn đang có vướng mắc về hành vi trốn thuế được quy định như thế nào? Nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm ra sao? Hãy liên hệ ngay số 0973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Hành vi trốn thuế là gì?

Trốn thuế là thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm giảm số thuế phải nộp.

Ví dụ: Bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu; Tạo hóa đơn, chứng từ  giả nhằm tăng chi phí và mức khấu trừ thuế,…

Căn cứ Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cụ thể các hành vi trốn thuế như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  • Sử dụng hóa đơn; Chứng từ không hợp pháp; Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa; nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp. Làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm. Làm  tăng số tiền thuế được khấu trừ; số tiền thuế được hoàn; số tiền thuế không phải nộp.
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch; Giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn; số tiền thuế được giảm; số tiền thuế được hoàn; số tiền thuế không phải nộp.
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  • Cố ý không kê khai; Khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng; Tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật Quản lý Thuế đối với trường hợp sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;

b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Luật tư sư vấn hình sự – 0973.444.828

Khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, bạn chưa biết xử lý ra sao hãy liên hệ ngay số 0973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Mức xử phạt vi phạm hành chính hành vi trốn thuế

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế như sau:

  • Phạt tiền 1 lần đối với số thuế đã trốn khi người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; Trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; Không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; Làm Tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế; trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; Trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; Sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp; Làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế; Miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng; Tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế; Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
  • Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên mà có một tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên có hai tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Lưu ý, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Hết thời hạn nêu trên thì hành vi vi phạm không bị xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền trốn thuế trong khoảng thời gian 10 năm trở về trước.

Khi bị xử lý hành chính hành vi trốn thuế mà bạn chưa biết cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Luật Hùng Bách sẽ tư vấn, hỗ trợ giúp bạn thực hiện thủ tục giải quyết tại nhanh gọn. Hỗ trợ bạn chuẩn bị các giấy tờ pháp lý được soạn thảo nhanh chóng, chính xác… Nhận uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc nhanh chóng.

Xử lý hình sự đối với tội trốn thuế

*Đối với cá nhân

Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn thuế như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi thuộc các trường hợp sau:

  • Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Trốn thuế dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

b) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

c) Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; Cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bạn đang găp vướng mắc về thuế? Thắc mắc hành vi của mình liệu có vi phạm pháp luật hình sự hay không? Liên hệ ngày số 0973.444.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

*Đối với pháp nhân thương mại

a) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng khi thực hiện các hành vi sau:

  • Thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b mục 3.1 nêu trên.

c) Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm khi phạm tội thuộc trường hợp tại điểm c mục 3.1 nêu trên.

Trường hợp pháp nhân thương mại trốn thuế gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; Trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra; Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để trốn thuế thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Luật Hùng Bách tư vấn; Hỗ trợ giúp bạn trong quá trình giải quyết vụ việc. Giải đáp quy định pháp luật, vướng mắc pháp lý; Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý được soạn thảo nhanh chóng, chính xác. Qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi phải sửa hồ sơ, chấp hành đúng quy định pháp luật,… Tiết kiệm cho bạn chi phí in ấn, chi phí đi lại và các chi phí khác.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn

Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị, đơn khiếu nại,..
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Hỗ trợ khách hàng ngay từ giai đoạn điều tra nếu bị xử lý hình sự;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

2 thoughts on “HÀNH VI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

  1. Pingback: NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MỚI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  2. Pingback: NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MỚI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - LUẬT HÙNG BÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *