QUY ĐỊNH VÀ CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN


Quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề mà hầu hết các cặp vợ chồng quan tâm khi yêu cầu ly hôn. Bởi lẽ, bậc cha mẹ nào cũng muốn được chính tay mình chăm sóc, nuôi dạy con. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cách giành quyền ly hôn như thế nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề trên? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Trường hợp có câu hỏi cần giải đáp hoặc cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ giành quyền nuôi con khi ly hôn. Hãy liên hệ cho Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số 0973.444.828. (Zalo/Viber/WhatsApp) để được tư vấn và hỗ trợ.

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN HIỆN HÀNH?

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khi ly hôn đã được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (HNGĐ 2014). Cụ thể như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể do vợ, chồng thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thể đạt được thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định này phải đảm bảo được quyền về mọi mặt cho con. Quyền lợi về mọi mặt cho con có thể nói đến việc được chăm sóc, giáo dục, vui chơi, sinh hoạt của con…. Theo đó, bên nào đáp ứng tốt hơn quyền lợi về mọi mặt của con sẽ được Tòa án cân nhắc giao quyền nuôi con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi 

Luật hôn nhân và gia đình hiện hành ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người mẹ đối với việc nuôi con nhỏ. Theo đó, Tòa án sẽ giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi dưỡng nếu người này đủ điều kiện cơ bản nuôi con. Điều này cũng có thể hiểu là trong một số trường hợp người cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Đó là các trường hợp như người mẹ đi làm ăn xa ngoài nước; công việc phải di chuyển nhiều và không có nơi ở cố định; người mẹ bị hạn chết/mất năng lực hành vi dân sự;….

Đối với con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Khi có tranh chấp quyền nuôi con trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét điều kiện của các bên để đưa ra quyết định. Có thể kể tới một số yếu tố như:
  • Điều kiện kinh tế, thu nhập;
  • Điều kiện nơi sinh sống;
  • Thời gian chăm sóc, gần gũi con;
  • Trình độ của cha, mẹ trong việc giáo dục con;
  • Lối sống của cha, mẹ;
  • Nơi sinh sống của cha, mẹ so với nơi ở sinh sống hiện tại của con;
  • …..
Trên đây là một số điều kiện cơ bản mà người khởi kiện cần chứng minh cho Tòa án trong khi giành quyền nuôi con. Điều kiện tốt hơn bên tranh chấp là một lợi thế để Tòa án xem xét.

Đối với con trên 07 tuổi

Trong trường hợp này, Tòa án vẫn xem xét các điều kiện tương tự trường hợp con từ 03 tuổi đến 07 tuổi. Tuy nhiên, có một yếu tố đặc biệt đó là Tòa án sẽ xem xét ý kiến, nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi.

Ý kiến của con được xem là một trong các căn cứ để toà án xem xét giao con cho bên nào nuôi. Tuy vậy, không phải việc con muốn sống với ai thì Tòa án sẽ giao con cho bên người đó. Mà việc quyết định vẫn dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Vì vậy, các bên vẫn cần chú trọng tới các điều kiện khác như đã đề cập trên.

LÀM SAO ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON?

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2017, vợ chồng có 02 con chung. Một bé đủ 07 tuổi và một bé đủ 03 tuổi. Nay vì không thế chung sống được nữa nên tôi quyết định ly hôn. Tôi mong muốn được nuôi cả 02 bé. Vậy nhờ Luật sư tư vấn tôi phải làm sao tôi được giành quyền nuôi cả 02 con? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Chào bạn Luật Hùng Bách giải đáp bạn như sau:

Khi có tranh chấp về con chung, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết như một vụ án dân sự. Quy trình, thủ tục khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn giành quyền nuôi con như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu có thể lựa chọ phương thức nộp hồ sơ sau tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Nộp thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
  • Nộp thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.
  • Uỷ quyền nộp thay.

Hiện nay, có nhiều trường hợp vợ/chồng muốn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con nhưng phía còn lại ở xa. Điều này làm việc đi đến Tòa án gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính làm mất thời gian, không đảm bảo. Bên cạnh đó, pháp luật không cấm trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ khởi kiện.

Do vậy, nếu bạn không có thời gian, điều kiện để đi lại và bạn muốn đảm bảo Tòa án nhận được hồ sơ. Bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho chúng tôi. Vui lòng Liên hệ Luật Hùng Bách theo số hotline 0973.444.828 để được Luật sư hướng dẫn cụ thể.

Bước 2: Nhận thông báo thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho người khởi kiện; người bị kiện; người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung khi vợ chồng ly hôn; Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn vụ án ly hôn giành quyền nuôi con.

Bước 3: Toà triệu tập các đương sự.

Sau khi thụ lý vụ án, vụ án sẽ bước vào giai đoạn xét xử. Trường hợp tranh chấp quyền nuôi con sẽ có thời gian chuẩn bị xét xử là 04 – 06 tháng.

Trong thời gian này, toà án sẽ triệu tập vợ, chồng lên để giao nộp tài liệu, chứng cứ, cũng như lấy lời khai các bên. Do vậy, để đảm bảo khả năng được trực tiếp chăm sóc con. Bạn cần chuẩn bị, thu thập những bằng chứng, tài liệu chứng minh khả năng nuôi con của bản thân. Đồng thời chứng minh bên còn lại không đảm bảo nuôi con tố nếu được trực tiếp chăm sóc

Trường hợp không biết thu thập những tài liệu gì để tạo lợi thế khi giành quyền nuôi con. Làm sao để thu thập được tài liệu có lợi Liên hệ Luật Hùng Bách theo số hotline 0973.444.828 để được Luật sư hướng dẫn cụ thể.

Bước 4: Xét xử vụ án tranh chấp quyền nuôi con.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa. Thời hạn này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên Tòa, các bên đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án giao hoặc gửi bản án cho các đương sự.

                                        Luật sư Giành quyền ly hôn – hotline 0973.444.828

SAU KHI LY HÔN, GIÀNH QUYỀN NUÔI CON CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Vợ chồng tôi đã ly hôn năm 2020. Thời điểm đó tôi nhận thấy mình không có thu nhập ổn định, không có khả năng chăm sóc con tốt nên tôi nhường quyền nuôi con cho chồng. Hiện nay, thu nhập tôi đã ổn định, có nhiều thời gian chăm sóc con. Chồng tôi lại có vợ mới. Tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi có được giành quyền nuôi con không?

Trả lời: Luật Hùng Bách giải đáp như sau:

Việc ly hôn không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Do vây, trường hợp toà án đã giải quyết bằng một bản án/quyết định có hiệu lực về việc ly hôn. Người mẹ/người bố có quyền yêu cầu thay đổi người bố/người mẹ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Thực tế, việc một bên muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thường xảy ra khi:

  • Khi ly hôn, một bên không được Tòa án giao quyền nuôi con. Nay bên được nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con. Hoặc bên không được nuôi con nay đã đủ điều kiện để giành quyền nuôi con;
  • Khi ly hôn, vợ chồng đã thống nhất việc giao con cho một bên nuôi. Nay bên còn lại mong muốn đón con về nuôi.

Trường hợp của bạn, không thoả thuận được về việc nuôi con sau ly hôn. Bạn có thê rkhoiwr kiện yêu cầu thay đổi ngừoi trực tiếp nguôi con sau ly hôn.
Các bước để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn khi vợ chồng không thoả thuận được.

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con và các tài liệu, chứng cứ;
  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 3: Thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 4: Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Bước 5: Nhận bản án, quyết định của Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN NUÔI CON – LUẬT HÙNG BÁCH – 0973.444.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Xem thêm: CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN 

BẰNG CHỨNG GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Do chồng tôi ngoại tình, nhiều lần khuyên ngăn nói chuyện anh vẫn không thay đổi nên tôi dọn ra ngoài sống được 1 năm. Nay nhận thấy tình cảm không còn tôi quyết định ly hôn. Con tôi năm nay được 12 tuổi. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi khi ly hôn có giành quyền nuôi con không? Tôi cần cung cấp những bằng chứng gì để được nuôi con?

Luật Hùng Bách giải đáp như sau:

Bằng chứng nói chung có thể được hiểu là những chứng cứ, những sự kiện, tài liệu có thật được thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật và chứng minh các tình tiết cần thiết cho việc giải quyết vụ việc. Bằng chứng được xác định là vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người bị tam giữ và các tài liệu khác.

Như vậy bằng chứng để dành quyền nuôi con được hiểu là bằng chứng chứng minh những căn cứ mình có đủ điều kiện để nuôi con cũng như chứng minh bên còn lại không đáp ứng điều kiện nuôi con. Để từ đó làm căn cứ để Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.

Điều kiện về mặt vật chất.

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trên thực tế, người muốn giành quyền trực tiếp nuôi con sẽ chứng minh những yếu tố sau:
  • Chứng minh thu nhập thực tế: Luật không bắt buộc mức thu nhập cụ thể nhưng người có yêu cầu giành quyền nuôi con phải chứng minh mức thu nhập đó phù hợp để đáp ứng được điều kiện sống.
  • Công việc, nơi ở ổn định: Có công việc ổn định đảm bảo việc chăm sóc con, nhà ở, nơi ở hợp pháp.
  • Điều kiện học tập tốt: Con được đến trường và học tập với điều kiện tốt, hỗ trợ cho con phát triển.
  • Môi trường sinh hoạt lành mạnh: Đảm bảo môi trường xung quanh để con có thể phát triển về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Chỉ khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về vật chất thì mới có thể đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Điều kiện về mặt tinh thần.

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, chia sẻ tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cần phát triển trong môi trường lành mạnh, được thoải mái học tập, vui chơi. Bố hoặc mẹ phải đảm bảo con được nuôi dưỡng đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần.

Bằng chứng chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp.

Trong trường hợp các bên có sự tương đương về mặt vật chất, tinh thần và các điều kiện khác, yếu tố này sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét và quyết định về việc giao con cho người chăm sóc trực tiếp.

Có một số vấn đề cần được chứng minh trong trường hợp này, bao gồm:

  • Trong thời gian sống chung, đối phương đã không quan tâm đến con. Có hành vi đánh đập, bạo lực đối với con về mặt tinh thần và thể xác. Đối phương ngăn cản con phát triển năng khiếu, không tạo điều kiện cho con được phát triển toàn diện. Tình huống này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển toàn diện của con.
  • Cần có chứng cứ chứng minh rằng nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương. Ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình và những hành vi tương tự. Qua đó, khẳng định rằng đối phương không phải là một tấm gương tốt cho con. Việc sống chung với đối phương sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của con.
  • Đối phương là người thường xuyên công tác, thường xuyên đi xa nhà và không có thời gian chăm sóc con.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN LUẬT HÙNG BÁCH

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “QUY ĐỊNH VÀ CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN. Nếu bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục; Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 306, Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Điện thoại (Zalo/Viber/WhatsApp): 0973.444.828
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Email : luathungbach.hcm@gmail.com
  • Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/

Trân trọng./.

A.V

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *