TẢO HÔN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN


Tảo hôn và quy đinh pháp luật xử phạt là vấn đề đáng quan tâm và đã được nhà nước ra những qui định điều chỉnh. Nhưng một số người vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, cũng như các quy định pháp luật xử phạt về tảo hôn. “Tảo hôn và quy định pháp luật liên quan” là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề này. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 0976.985.828 để được tư vấn và giải đáp.

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn là việc kết hôn mà trong đó vợ hoặc chồng hay cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn mà pháp luật cho phép. Theo qui định tại khoản 8 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Tôi sinh ngày 17/05/2004 còn người yêu sinh ngày 11/15/1996 muốn tổ chức kết hôn vào đầu tháng 3 này. Không biết chúng tôi đã đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn theo pháp luật Việt Nam chưa?

Luật sư trả lời: Chào bạn, tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau. Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, độ tuổi cho phép kết hôn ở Việt Nam là đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ.

Căn cứ tại khoản 1 điều 8 bộ luật hôn nhân gia đình 2014:

“ Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) …”

Dựa vào qui định trên, bạn sẽ đủ điều kiện kết hôn khi đủ 18 tuổi trở lên. Tức từ ngày 17/05/2022 trở đi, còn chồng bạn từ ngày 11/15/2018 trở đi. Vậy thời điểm đủ điều kiện kết hôn là ngày bạn đủ 18 tuổi tức ngày 17/05/2022 trở đi. Vì thế, muốn hôn nhân hợp pháp bạn nên chờ đến tháng 5, khi đủ điều kiện kết hôn.

Tảo hôn và quy định pháp luật liên quan - 0987.985.828
Tảo hôn và quy định pháp luật liên quan – 0976.985.828

Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay tình trạng tảo hôn xảy ra rất phổ biến. Đặc biệt ở các vùng tập trung đông Đồng bảo thiểu số. Mặc dù, chính quyền các cấp địa phương đã tuyên truyền người dân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Nhưng vì nhiều lý do và tâm lý “phép vua thua lệ làng” thì tình tràng này vẫn còn đang kéo dài.

So sánh tỷ lệ tảo hôn giữa các vùng miền.

Theo thống kê từ nay 2014 đến nay, tình trạng tảo hôn đã có dấu hiệu giảm dần nhưng vẫn phân bố tại một số vùng tập trung đông đồng bảo thiểu số.

Trung du miền núi phía bắc18.8%
Tây nguyên15.8%
Đồng bằng sông cửu long13.8%
Các vùng đồng bằng ít Dân tộc thiểu số khác24.2%
Các vùng còn lại27.4%

Các nhà nghiên cứu cho thấy tất cả 53 Dân tộc thiểu số đều có tình trạng tảo hôn. Trong đó, 5 dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao nhất lần lượt là: dân tộc Mông, dân tộc Cờ Lao, dân tộc Mảng, dân tộc Xinh Mun và dân tộc Mạ .

Một số nghiên cứu còn chỉ ra tuổi kết hôn trung bình theo tục tảo hôn ở nam giới thường cao hơn so với nữ, còn tỷ lệ tảo hôn ở nữ  giới lại cao hơn so với nam.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn.

Việc phổ cập giáo dục và tuyên truyền vẫn chưa giúp người dân hoàn toàn ý thức được hậu quả của việc tảo hôn. Nên một số nơi vẫn phớt lờ và coi việc tảo hôn như lẽ thường tình.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra phổ biến ở một số nơi:

Sự hiểu biết về con người tại một số vùng sâu vùng xa còn hạn chế.

Tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt nơi có đồng bảo thiểu số kiến thức của người dân về hôn nhân gia đình còn khá hạn chế. Đây là những nơi mà pháp luật của Đảng và Nhà nước chưa có điều kiện để phổ biến tuyên truyền rộng rãi.

Phong tục tập quán lạc hậu.

Phong tục tập quán đã ăn sâu trong tiềm thúc của những người dân tộc thiểu số bao đời nay. Đối với họ, việc lấy chồng lấy vợ chỉ cần sự chấp thuận của những người đứng đầu trong lành hay cha mẹ hai bên.

Các chế tài pháp lý còn chưa đủ sức răn đe.

Pháp luật còn chưa kiên quyết trong việc quản lý đăng ký kết hôn. Hơn nữa, quy định của pháp luật hiện nay về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp liên quan đến việc tảo hôn đang ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, cảnh cáo và ngăn chặn kịp thời.

Công tác tuyên truyền , vận động chưa thường xuyên, chính quyền can thiệp các trường hợp vi phạm hời hợt.

Với trình độ dân trí chưa cao. Người dân tộc thiểu số còn bất đồng ngôn ngữ với kiến thức luật pháp quy đinh. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền công tác chống tảo hôn đến người dân.Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo vẫn chưa được các đơn vị có thẩm quyền quan tâm đúng mực.

Hậu quả của việc tảo hôn.

Độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật dựa theo cấu tạo sinh lý và sự trưởng thành của con người. Là độ tuổi được nghiên cứu phù hợp nhất để người dân có thể tự ý thức và chịu trách nhiệm cho bản thân. Việc tảo hôn đã phá vỡ sự phát triển đó và dẫn đến những hậu quả sau:

Vấn đề về sức khỏe.

Theo các bác sĩ sản khoa, việc kết hôn khi chưa trưởng thành và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên – lúc cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện. Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và tâm lý sẽ ảnh hưởng lớn đến bản thân bà mẹ. Hơn nữa sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, bị Down, dị tật, thường xuyên đau ốm, yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển. Tảo hôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

Vấn đề về kinh tế.

Nhiều cặp vợ chồng tảo hôn đang độ tuổi không có việc làm, việc tìm kiếm việc làm khó khăn.  Không tự chủ về kinh tế dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng gia tăng. Từ đó, kéo theo tình trạng đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ly hôn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.

Về tinh thần.

Khi kết hôn sớm, trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong cuộc sống gia đình.  Các em không còn được sống thật với lứa tuổi của mình. Không còn được vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật… thay vào đó là nỗi lo toan về hôn nhân, gia đình.

Về môi trường giáo dục.

Các trường hợp tảo hôn thường phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội học tập, phát triển. Thiếu kiến thức xã hội, cản trở con đường phát triển tài năng, nhân cách, trí tuệ và thể chất.

Quy định về tảo hôn theo Luật hôn nhân gia đình.

Qua những tác động tiêu cực của việc tảo hôn gây ra cho con người và xã hội. Pháp luật Việt Nam hiên nay đã coi tảo hôn là hành vi trái pháp luật và ra những quy định và chế tài xử phạt cho hành vi này.

Cụ thể khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

  1. a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  2. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  3. c) …”

Việc cố tình vi phạm sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau đây:

  • Xử phạt hành vi vi phạm hành chính:

 Căn cứ theo điều Điều 58 Nghị định 82/2020/ NĐ-CP thì hành vi vi phạm hành chính sẽ  bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người nào vi phạm qui định về tảo hôn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 qui định:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

  • Trường hợp hủy kết hôn:

Các trường hợp tảo hôn có thể bị hủy khi có yêu cầu. Hành vi kết hôn sẽ bị hủy nếu như tại thời điểm xem xét yêu cầu hủy kết hôn. Nếu một trong hai bên không đủ điều kiện về độ tuổi.  Một trong hai bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.

Trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy hành vi kết hôn trái pháp luật đang được giải quyết mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn (đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật). Nếu hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn.

Xem thêm: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

  • Khi hành vi kết hôn trái pháp luật do hành vi tảo hôn bị hủy sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý sau:

Hai bên kết hôn bắt buộc chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản. Nghĩa vụ, hợp đồng của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Dịch vụ tư vấn giải quyết về vấn đề tảo hôn, những thủ tục về hôn nhân gia đình

Dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi thường được nhận tảo hôn và những vấn đề liên quan.

Tôi và ông X có chung sống như vợ chồng với nhau từ năm tôi 16 tuổi cho đến nay. Cả hai cùng nhau tạo lập tài sản là một căn nhà đứng tên sử dụng đất chồng tôi và có 1 người con chung. Do mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn và được quyền nuôi con cộng với chia tài sản đúng với công sức mình bỏ ra. Nhưng trong quá trình sống chung lại không đăng ký kết hôn. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi.

          Trả lời:

Chào bạn, theo trường hợp trên thì cả 2 không đăng ký kết hôn và chỉ sống chung. Cho nên cuộc hôn nhân này sẽ không được công nhận trên mặt pháp lý. Tòa án sẽ không xét xử trường hợp này như một vụ ly hôn thông thường mà sẽ giải quyết theo vụ việc dân sự . Tòa sẽ xem xét công sức tạo lập đối với tài sản chị muốn tranh chấp và phân chia.

Còn đối với cháu bé, tuy anh chị không có quyền và nghĩa vụ vợ chồng đối với nhau. Nhưng vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo Luật hôn nhân gia đình. Để được tư vấn kỹ hơn về trình tự và thủ tục phân chia tài sản cũng như giành quyền nuôi con thì bạn có thể liên hệ theo số Điện thoại/Zalo: 0976.985.828 hoặc gửi thư về địa chỉ email: luathungbach.hcm@gmail.com để gặp luật sư trực tiếp tư vấn

Sống chung với nhau như vợ chồng có phải là tảo hôn không?

Trả lời:

Sống chung với nhau như vợ chồng là việc một nam một nữ cùng chung sống và sinh hoạt như vợ chồng nhưng không đi đăng ký kết hôn ( đã đủ độ tuổi cho phép). Pháp luật không công nhận nhưng cũng không cấm nam nữ độc  thân sống chung như vợ chồng. Việc này được coi như cách sống thử ở các cặp đôi để xác định tiến xa hơn.

Tục tảo hôn là việc kết hôn khi nam hoặc nữ hay cả hai chưa đủ độ tuổi cho phép. Đây là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo chế tài pháp luật quy định.

Liên hệ Luật sư – Luật Hùng Bách

Trên đây là bài viết về vấn đề liên quan đến tục tảo hôn và những vấn đề liên quan. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm để tránh vi phạm  do chưa nắm được các quy định pháp luật về vấn đề liên quan đến tảo hôn hoặc rộng hơn là hôn nhân gia đình  thì hãy liên hệ Luật Hùng Bách để được đội ngũ chuyên viên và luật sư dày dặn kinh nhiệm tư vấn và giải quyết những vấn đề của quý khách.

Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng hàng đầu trong lĩnh vực. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm thực tế chúng tôi tự tin cung cấp Dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh, trọn gói với chi phí hợp lý ở phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách bằng một trong các cách sau:

Trân trọng!

B.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *