THỦ TỤC RÚT ĐƠN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG


Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng cao. Vì những lý do nhỏ nhặt, nhiều người vợ hoặc chồng đã thực hiện việc nộp đơn khởi kiện ly hôn đến Toà. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh lại; họ không muốn ly hôn nữa và muốn rút lại đơn ly hôn. Vậy thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương như thế nào? Thời điểm nào được rút đơn? Để làm rõ các nội dung mà bạn đọc còn thắc mắc, Công ty Luật Hùng Bách xin gửi tới bạn đọc qua bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc xin liên hệ qua số 0976.985.828– 0979.884.828 (Zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.

Khi nào được rút đơn khởi kiện ly hôn

Rút đơn khởi kiện ly hôn là gì?

Ly hôn đơn phương là trường hợp một bên yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý; hoặc hai bên đều muốn ly hôn nhưng lại không thỏa thuận với nhau về các vấn đề như giành quyền nuôi con; mức cấp dưỡng nuôi con; phân chia tài sản chung, nợ chung.

Theo đó; Rút đơn ly hôn đơn phương là việc người nộp đơn khởi kiện ly hôn thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa vì các lý do khác nhau. Sau khi đã nộp đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người yêu cầu ly hôn xin rút lại yêu cầu của mình.

Thời điểm nào được rút đơn?

Việc rút đơn ly hôn đơn phương có thể thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau. Cụ thể:

Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án

Câu hỏi: Gửi Luật sư. Hai người trước, tôi đã nộp đơn ly hôn đơn phương tại Toà án quận Gò Vấp. Đến nay, sau khi nói chuyện lại với chồng; tôi không muốn thực hiện việc ly hôn nữa. Vậy tôi phải làm như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp!

Luật sư tư vấn

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Đương sự có quyền chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình ở thời điểm Tòa án chưa thụ lý vụ án ly hôn.

Tức là khi chưa bắt đầu thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án, người nộp đơn xin ly hôn hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để cân nhắc thêm khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

Trước khi mở phiên tòa là thời gian tính từ khi thụ lý vụ án ly hôn cho đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Trong thời gian này, nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện ly hôn hay không? Trong giai đoạn này, nguyên đơn hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn đã được Tòa án thụ lý.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Như vậy, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án; người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn. Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình và không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.

Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm

Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.

Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn; Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.

Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm

Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; như sau:

1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì thủ tục ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm.

Và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn; nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn và được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn. Khi đó; Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.

Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu; Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.

Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất – Luật Hùng Bách.

Ai được rút đơn ly hôn đơn phương?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Tháng 9 vừa rồi, vợ tôi đã nộp đơn yêu cầu ly hôn với Toà. Tôi cũng đã lên Toà làm việc nhưng vợ tôi không thay đổi ý định. Tôi vẫn còn tình cảm với vợ tôi; mong muốn cùng vợ tiếp tục chung sống để nuôi dạy các con. Vậy, tôi có thể thực hiện việc rút đơn ly hôn của vợ hay không? 

Luật sư tư vấn về quyền rút đơn ly hôn đơn phương.

Khi tham gia vào quá trình tố tụng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình.

Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:

Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương; nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn nếu việc rút đơn là tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Như vậy, trường hợp của anh; vợ anh là nguyên đơn, mới có quyền rút đơn ly hôn.

Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn đơn phương

Đơn xin rút lại đơn ly hôn là văn bản thể hiện nội dung yêu cầu Tòa án xem xét, cho đương sự được rút lại đơn yêu cầu ly hôn. Nội dung trong đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, tư cách của người làm đơn, lý do làm đơn, cam kết cuối cùng của người làm đơn.

Hiện tại pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin rút đơn ly hôn. Tuy nhiên, để Tòa án chấp nhận đơn xin rút đơn khởi kiện đảm bảo đúng quy định. Luật sư Luật Hùng Bách xin chia sẻ với bạn đọc mẫu đơn xin rút đơn ly hôn dưới đây.

Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn đơn phương
Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn

Luật sư tư vấn soạn đơn xin rút hồ sơ ly hôn – 0976.985.828– 0979.884.828 (ZALO)

Cách viết đơn xin rút đơn ly hôn đơn phương

Về mẫu đơn, bạn có thể tham khảo ở trên. Còn việc viết đơn; bạn có thể tham khảo tại bài viết này.

Thủ tục rút lại đơn xin ly hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành trên; người khởi kiện được rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện ở thời điểm phù hợp mà pháp luật cho phép. Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện như sau:

Viết và nộp đơn xin rút đơn theo mẫu

Nguyên đơn viết đơn yêu cầu rút đơn theo mẫu gửi lên Tòa án nhân dân mà mình đã nộp đơn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.

Trong đơn xin rút yêu cầu khởi kiện về việc ly hôn; cần trình bày rõ thông tin và tư cách của người làm đơn xin rút yêu cầu và trình bày về lý do xin rút đơn ly hôn.

Trường hợp không biết viết đơn, cần hỗ trợ; liên hệ ngay 0976.985.828– 0979.884.828

Nhận lại tài liệu, chứng cứ

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo khi có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện về việc ly hôn.

Khi đó; người khởi kiện nhận lại tài liệu, chứng cứ đã cung cấp cho Tòa án.

Rút đơn ly hôn đơn phương có được nộp lại không?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi tên là Đ.T.V, năm nay 28 tuổi. Tôi kết hôn năm 2015; thời gian đầu, vợ chồng tôi chung sống rất hạnh phúc. Đến nay, tôi cảm thấy hai vợ chồng có nhiều mâu thuẫn; chồng tôi không còn tu chí làm ăn như trước. Tôi đã từng nộp đơn ly hôn và rút đơn vào tháng 7/2022. Giờ tôi có được nộp lại đơn ly hôn nữa hay không?

Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.

Theo quy định này, đối với yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện.

Như vậy, trong trường hợp của bạn; trước đây bạn đã rút đơn ly hôn thì Tòa án đã đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của bạn. Bây giờ nếu có căn cứ để ly hôn và muốn yêu cầu Tòa án giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể nộp lại đơn ly hôn. Tòa án vẫn sẽ xem xét đơn và giải quyết yêu cầu của bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.

Dịch vụ luật sư ly hôn

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ ly hôn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Luật Hùng Bách có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoạt động tại các tỉnh của Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn tại tất cả tỉnh thành trên cả nước với chi phí hợp lý.

Luật Hùng Bách hiện đang cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết ly hôn với các công việc sau:

  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương; mẫu đơn ly hôn thuận tình chuẩn, mới nhất của tất cả các Tòa án. Bạn có thể nhận đơn trực tiếp tại văn phòng; tại nhà; hoặc nhận đơn nhanh qua Email/Zalo;…
  • Dịch vụ viết đơn ly hôn, soạn hồ sơ ly hôn nhanh;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn online; trực tiếp tại văn phòng; hoặc tư vấn bằng văn bản;
  • Nhận ủy quyền thu thập hồ sơ ly hôn và các tài liệu liên quan;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình nhanh: Vợ chồng chỉ cần đến tòa duy nhất 01 lần;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh: Bạn chỉ cần đến tòa từ 02 đến 03 buổi;
  • Luật sư giải quyết ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục thi hành bản án, quyết định ly hôn.

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách 

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo một trong các phương thức sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *