MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG MỚI NHẤT


Đơn khởi kiện tranh chấp lao động là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức viết để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động. Đơn khởi kiện là văn bản quan trọng thể hiện yêu cầu của người khởi kiện. Vậy, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động được sử dụng theo mẫu nào? Viết đơn khởi kiện tranh chấp lao động ra sao? Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động ở đâu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách.

Quy định về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động là gì?

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động là văn bản do người khởi kiện viết và nộp cho Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp lao động được xem là vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Theo đó, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động cần có các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Thông tin của người khởi kiện, người bị kiện;
  • Thông tin của người có quyền và lợi ích được bảo vệ;
  • Thông tin của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động mới nhất

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động sử dụng theo Mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Huong Dan Chuan Bi Ho So Ly Hon
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động mới nhất

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp lao động

1. Ghi thông tin chung

  • Ghi địa điểm, ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện (Ví dụ: TP.HCM, ngày 27/12/2023);
  • Ghi Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì ghi Toà án huyện nào thuộc tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ: Toà án nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh thì ghi Toà án tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang) và địa chỉ của Toà án đó.

2. Ghi thông tin của đương sự, người làm chứng (nếu có)

(i) Thông tin bao gồm:

  • Tên, nơi cư trú, làm việc đối với cá nhân;
  • Trụ sở đối với cơ quan, tổ chức;
  • Số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó.

(ii) Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng. Địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng là địa chỉ mà người đó đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.

3. Ghi rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

Phần này trình bày rõ quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt mối quan hệ lao động. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động đã được cơ quan nào giải quyết chưa? Nếu có thì kết quả giải quyết thế nào?…

4. Ghi rõ yêu cầu Toà án giải quyết

Phần này trình bày những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ví dụ: Bà H.T.C.N. cho rằng Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà trái pháp luật gây ra nhiều khó khăn cho bà. Đến nay bà chưa thể có được việc làm mới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lao động của bà. Vì vậy, bà khởi kiện tranh chấp lao động với Công ty. Yêu cầu Toà án giải quyết buộc Công ty những vấn đề sau:

  • Nhận bà trở lại làm việc. Nếu Công ty không nhận bà trở lại làm việc thì yêu cầu bồi thường 02 tháng tiền lương là….;
  • Trả 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là….;
  • Trả tiền lương trong những ngày bà không được làm việc tính từ …. đến …. là….;
  • Buộc Công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày bà không được làm việc…

>>> Xem thêm: Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

5. Ghi rõ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ở phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện bạn cần liệt kê các tài liệu đã nộp, số lượng và loại tài liệu.

Ví dụ: Ở ví dụ nêu trên người khởi kiện nộp các tài liệu như:

  • Hợp đồng lao động (Bản sao chứng thực);
  • Biên bản hoà giải tranh chấp lao động (nếu có) (Bản sao chứng thực);
  • Quyết định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Bản sao chứng thực);
  • CCCD của người khởi kiện (Bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan…

Nếu bạn không  biết viết đơn khởi kiện thế nào? Hoặc không biết thu thập hồ sơ khởi kiện tranh chấp lao động ra sao? Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn lao động – Luật Hùng Bách qua số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động ở đâu?

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động bạn có thể tải trên các trang mạng điện tử. Bạn có thể gõ các từ khoá tìm kiếm như “Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động”, “Mẫu đơn khởi kiện”, “Đơn khởi kiện”, “Mẫu số 23-DS”,… và các từ khoá liên quan. Sau đó đánh máy hoặc in đơn viết tay và nộp đến Toà án.

Tuy nhiên, cần lưu ý đơn khởi kiện là văn bản thể hiện nội dung tranh chấp, yêu cầu cụ thể của người khởi kiện. Do vậy, đơn cần đảm bảo các nội dung mà luật quy định để Toà án tiếp nhận và thụ lý. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung theo quy định thì Toà án sẽ thông báo cho người khởi kiện những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Người khởi kiện cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn do Toà án ấn định. Trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp lao động ở đâu?

Đối với những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm quyền được xác định như sau:

Thẩm quyền theo cấp

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động ở cấp sơ thẩm.

Đối với các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở cấp sơ thẩm.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ được quy định như sau:

– Bị đơn là cá nhân thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc;

– Bị đơn là cơ quan, tổ chức thì Toà án nơi bị đơn có trụ sở;

Ngoài ra, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Bà H.T.C.N. (cư trú tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng Công ty (trụ sở ở quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà trái pháp luật. Bà khởi kiện tranh chấp lao động với Công ty. Trường hợp này bà N. khởi kiện sẽ nộp đơn đến Toà án nhân dân quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Nếu bà N. và Công ty có thoả thuận bằng văn bản về việc chọn Toà án nhân dân quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp thì bà có thể nộp đơn đến Toà án nhân dân quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động được thực hiện theo quy trình của vụ án dân sự. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Viết đơn khởi kiện tranh chấp lao động và chuẩn bị tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp.

Bước 2: Nộp đơn đến Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 3: Toà án xem xét đơn khởi kiện, thụ lý vụ án.

Bước 4: Toà án chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án.

Bước 5: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm.

Bước 6: Xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo/kháng nghị bản án sơ thẩm.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án. Bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua số 0988.732.880 (Zalo).

Luật sư hỗ trợ soạn đơn khởi kiện tranh chấp lao động

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn đơn khởi kiện tranh chấp lao động với mức phí chỉ từ 1.000.000 đồng với các nội dung bao gồm:

  • Tư vấn quy định pháp luật lao động liên quan đến vấn đề tranh chấp;
  • Tư vấn cho bạn yêu cầu khởi kiện phù hợp với quy định đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Hỗ trợ bạn soạn thảo đơn để bạn chỉ việc ký;
  • Hướng dẫn bạn chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
  • Tư vấn, hướng dẫn bạn cách thu thập hồ sơ khởi kiện;
  • Tư vấn cho bạn quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện như thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền của Toà án, hồ sơ khởi kiện,…
Luật sư hỗ trợ soạn đơn khởi kiện tranh chấp lao động – 0988.732.880

Ngoài dịch vụ hỗ trợ soạn đơn khởi kiện tranh chấp lao động, Luật Hùng Bách còn cung cấp nhiều gói dịch vụ khác hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh lao động. Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động và bảng phí dịch vụ TẠI ĐÂY. Trường hợp cần tư vấn, báo phí dịch vụ cụ thể. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:

Trân trọng!

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *