XỬ LÝ HÀNH VI TRỐN NỢ NHƯ THẾ NÀO?


Vay tiền là giao dịch dân sự phổ biến diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra người có nghĩa vụ trả tiền đã có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy xử lý hành vi trốn nợ như thế nào đúng theo quy định pháp luật? Quy trình ra sao? Người có hành vi trốn nợ có bị xử lý hình sự không? Bạn còn nhiều thắc mắc quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này? Hãy liên hệ ngay số 0973.444.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Dấu hiệu hành vi trốn nợ

Hành vi trốn nợ là một bên chủ thể thực hiện hành vi vay tiền của tổ chức, cá nhân khác nhưng đã gặp một số yếu tố tác động tới tình hình tài chính của bên chủ thể đi vay khiến cho bên có nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán và trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên cho vay.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi này có thể là do yếu tố tác động dẫn đến mất khả năng thanh toán như làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc do người vay cố tình không trả.

Năm 2020 tình hình đại dịch COVID 19 diễn biến hết sức phức tạp dẫn tới tình trạng các Công ty, tập đoàn lớn kinh doanh không phát sinh doanh thu kèm theo nhiều các khoản tiền như thuê mặt bằng trả lương nhân viên,… dẫn tới tình trạng nợ xấu không đòi được, có rất nhiều vụ kiện xảy ra liên quan tới mâu thuẫn giữa các bên làm ăn với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên.

xử lý hành vi trốn nợ như thế nào?
Luật tư sư vấn hình sự – 0973.444.828

Ngoài ra, để biết thêm thông tin về giao kết hợp đồng vay bạn có thể liên hệ Luật sư Hợp đồngLuật Hùng Bách để được hướng dẫn xây dựng Hợp đồng phù hợp quy định pháp luật; Giảm thiểu rủi ro pháp lý. Mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin tại đây

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trốn nợ

Vay tiền là giao dịch dân sự bình thường được pháp luật cho phép, nhưng trong bối cảnh có tác động giao dịch này có thể bị biến tướng, bị bóp méo trở thành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Do đó, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:

*Trường hợp 1

Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự. Cụ thể là tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể khởi kiện tại Tòa án dân sự để yêu cầu Toà án buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Luật Hùng Bách tư vấn; Hỗ trợ giúp bạn trong quá trình giải quyết vụ việc. Giải đáp quy định pháp luật, vướng mắc pháp lý; Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý được soạn thảo nhanh chóng, chính xác. Qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi phải sửa hồ sơ, chấp hành đúng quy định pháp luật,… Tiết kiệm cho bạn chi phí in ấn, chi phí đi lại và các chi phí khác.

*Trường hợp 2

Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tội lạm dụng khởi nguồn từ sau khi đã thỏa thuận được vay thực hiên sau đó Bên vay gặp phải rủi ro hoặc một lý do nào đó và có ý định bỏ trốn.

Cụ thể, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

*Mức hình phạt có thể áp dụng

Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

  • Giá trị tài sản từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng;
  • Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
  • Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý hành vi trốn nợ như thế nào?

Khi gặp phải trường hợp trốn nợ thì dựa vào biểu hiện, tình trạng của bên vay mà có các phương án xử lý khác nhau.

Phương án khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền

Như đã trình bày tại trường hợp 1 ở trên. Nếu Bên vay không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự. Khi đó, Bên cho vay cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại Toà án

*Hồ sơ bao gồm

  • Đơn khởi kiện;
  • Hợp đồng vay và các tài liệu khác chứng minh khoản vay;
  • Bản sao chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu của người khởi kiện;
  • Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
  • Các tài liệu liên quan khác.

*Nộp đơn khởi kiện và Tiền tạm ứng án phí

Nộp đơn tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.

Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14. Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện; Đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

*Thời hiệu khởi kiện

Tại Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm; kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Bạn đang có thắc mắc về quy định pháp luật? Thắc mắc hành vi của mình liệu có vi phạm pháp luật hình sự hay không? Liên hệ ngày số 0973.444.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Phương án gửi đơn tố cáo đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, khi nhận thấy một người có những dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần tố cáo hành vi của người phạm tội.

*Hồ sơ bao gồm

  • Đơn tố cáo
  • Giấy tờ tài liệu chứng minh kèm theo (nếu có)

*Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ bào chữa vụ án hình sự Uy tín – Chuyên nghiệp. Bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

Luật Hùng Bách sẽ tư vấn, hỗ trợ giúp bạn thực hiện thủ tục giải quyết tại nhanh gọn. Hỗ trợ bạn chuẩn bị các giấy tờ pháp lý được soạn thảo nhanh chóng, chính xác… Nhận uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc nhanh chóng.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn 

Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị, đơn tố cáo,..
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Hỗ trợ khách hàng ngay từ giai đoạn điều tra nếu bị xử lý hình sự;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (8 bình chọn)

One thought on “XỬ LÝ HÀNH VI TRỐN NỢ NHƯ THẾ NÀO?

  1. Pingback: Tổng hợp 10+ không trả nợ dân sự tốt nhất, đừng bỏ lỡ - 2022 The Crescent

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *