NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ


Đăng ký bản quyền tác giả là việc tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm và được độc quyền sử dụng tác phẩm. Vậy khi đăng ký bản quyền tác giả, chủ sở hữu cần lưu ý những gì? Tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền tác giả? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký bản quyền tác giả. Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.

Tác phẩm nào được đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các loại hình tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả được chia thành nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các loại hình tác phẩm thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

Tác phẩm văn học, khoa học; sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

Trong đó, tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị; ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm báo chí

Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Tác phẩm âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác phẩm sân khấu

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

những lưu ý khi đăng ký bản quyền tác giả
Luật sư tư vấn đăng ký bản quyền tác giả – 0976.985.828

Liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ – Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét; màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa; điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự; tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa; có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50; được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét; màu sắc, hình khối; bố cục với tính năng hữu ích; có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng; hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang; tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí.

Tác phẩm nhiếp ảnh

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng; hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra; hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học; điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm kiến trúc

Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

  • Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình; hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.
  • Công trình kiến trúc.

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ

Bản họa đồ; sơ đồ, bản đồ; bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ; bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình; các loại công trình khoa học và kiến trúc.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

  • Tác phẩm văn học; nghệ thuật dân gian thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện, thơ, câu đố.
  • Tác phẩm văn học; nghệ thuật dân gian thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng; cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ; hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được; có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc; hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học; dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn; sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử; hoặc dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó; không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Ngoài ra, tác phẩm phái sinh từ các loại hình nêu trên cũng được đăng ký bản quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh.

Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.

Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam; sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

Tác phẩm đăng ký quyền tác giả cần đáp ứng điều kiện gì?

Để được đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

  • Tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định.
  • Tác phẩm phải có tính nguyên gốc; tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác.
  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; Chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn về đối tượng, điều kiện tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh khi nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi vừa hoàn thành tác phẩm truyện tranh cho thiếu nhi. Xin hỏi Luật sư tôi có cần phải đăng ký bản quyền cho tác phẩm truyện tranh để xác định tôi là tác giả không?

Trả lời: Chào bạn, Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng; hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố; đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Như vậy, quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định. Nếu truyện tranh do bạn trực tiếp sáng tạo và đã được hoàn thành thì bạn được xác định là tác giả của tác phẩm truyện tranh mà không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, nếu tiến hành thủ tục đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì bạn không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ). Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên tiến hành đăng ký bản quyền cho tác phẩm truyện tranh tại Cục Bản quyền tác giả.

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Tại sao cần đăng ký quyền tác giả?

Câu hỏi: Tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp: “Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình trong khi theo quy định thì bản quyền tác giả được tự động bảo hộ?”.

Trả lời: Chào bạn, Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định. Để hưởng quyền này thì tác giả; chủ sở hữu không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và hữu ích vì những lý do sau:

  • Để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
  • Khi có tranh chấp xảy ra, nếu chủ sở hữu đã đăng ký bảo hộ thì không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Trường hợp chủ sở hữu không đăng ký bảo hộ thì khi xảy ra tranh chấp chủ sở hữu phải chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó; tức phải tự mình cung cấp các tài liệu; chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, việc chứng minh này là rất khó khăn, thậm chí không thể chứng minh được.
  • Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả không quá phức tạp; thời gian thực hiện 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hồ sơ hợp lệ; chi phí đăng ký thấp nhưng mang lại những giá trị lợi ích to lớn.
  • Giấy chứng nhận quyền tác giả cũng là giấy tờ cần phải có khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa; mua bán; sáp nhập doanh nghiệp.

Với những lý do nêu trên, bạn nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền để tác phẩm của mình được bảo hộ một cách tốt nhất, chống lại các hành vi xâm phạm.

Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì đăng ký thế nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi và bạn tôi có cùng viết sách, chúng tôi muốn đăng ký bản quyền tác giả cho sách thì thực hiện thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trường hợp tác phẩm do bạn và bạn của bạn cùng tham gia đóng góp công sức tạo ra thì được pháp luật công nhận là đồng tác giả. Căn cứ Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Khi đó bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như sau:

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả gồm những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của các tác giả;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp;
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của các đồng tác giả;
  • Giấy ủy quyền của các đồng tác giả trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai.

Về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết Đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như tránh những rủi ro không đáng có xảy ra; tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành đăng ký bản quyền để bảo vệ chính mình và “đứa con tinh thần” của mình.

Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Lut Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng; chính xác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nội dung công việc Lut Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng đăng ký bản quyền tác giả theo quy định mới nhất;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục về đăng ký bản quyền tác giả;
  • Soạn thảo công văn trao đổi với Cục Bản quyền tác giả về việc đăng ký bản quyền tác giả;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có);
  • Tư vấn, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán; soạn thảo hợp đồng sử dụng, chuyển nhượng và các hợp đồng liên quan đến quyền tác giả;
  • Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.

Luật Hùng Bách có hỗ trợ việc đăng ký bản quyền tác giả?

Hiện nay có rất nhiều các Công ty/ Văn phòng luật có hỗ trợ việc đăng ký bản quyền tác giả. Tuy nhiên công ty Luật Hùng Bách là một trong những lựa chọn đầu tiên. Bởi lẽ những lý do sau:

–   Kinh nghiệm và độ phủ sóng: đây là yếu tố giúp Luật Hùng Bách trở thành một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả nói riêng; và đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung. Chúng tôi có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả. Với đội ngũ Luật sư trải dài trên khắp cả nước; có thể hỗ trợ Quý khách hàng tại nhiều nơi.

Vì vậy, nếu bạn đang có bất kỳ vướng mắc nào hoặc muốn được hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả. Hãy liên hệ với Luật Hùng Bách; chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tuyệt đối.

–   Chi phí hợp lý, chất lượng tối ưu: Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu; chúng tôi luôn trợ giúp khách hàng bằng sự tận tâm. Đồng thời; chúng tôi hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả với mức phí ưu đãi và cạnh tranh nhất.

–   Uy tín: Cam kết rằng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Hùng BáchChúng tôi sẽ tư vấn, thực hiện thủ tục theo đúng thời gian; hỗ trợ sau khi hoàn thành dịch vụ. 

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần được tư vấn hỗ trợ Đăng ký bản quyền tác giả; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là “Những lưu ý khi đăng ký bản quyền tác giả”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ các vấn đề về Sở hữu trí tuệ; hãy liên hệ ngay đến Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn và giải đáp.

Trân trọng./.

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

3 thoughts on “NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

  1. Pingback: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: TRA CỨU BẢN QUYỀN TÁC GIẢ THẾ NÀO? - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *