YouTube là ứng dụng/tiện ích cho phép người dùng chia sẻ video của mình lên mạng xã hội để thu hút người xem. Tuy nhiên vẫn còn đa số Chủ kênh chưa lưu tâm đến vấn đề bảo hộ cho kênh của mình nên thường xảy ra các vấn đề như bị khóa kênh; mất chức năng kiếm tiềm; thậm chí là mất kênh do người khác đăng ký bảo hộ. Vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kênh Youtube có lợi ích gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ ngay? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn cần được tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho kênh youtube, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0976985828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Đăng ký nhãn hiệu kênh youtube là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu kênh Youtube là dấu hiệu để người xem nhận biết; phân biệt các kênh Youtube khác nhau.
Dấu hiệu dùng để phân biệt phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái từ ngữ; hình ảnh; hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Do đó, đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube là đăng ký bảo hộ tên gọi kênh hoặc; logo/hình ảnh kênh nhằm mục đích bảo hộ độc quyền cho tên gọi và logo/hình ảnh đó trong lĩnh vực đăng ký.
Vì sao cần đăng ký nhãn hiệu kênh youtube ngay?
Nếu như quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động kể từ thời điểm tạo ra tác phẩm. Tác giả đã được bảo hộ về mặt pháp lý mà không cần thông qua bất kỳ một thủ tục đăng ký nào. Thì đối với quyền sở hữu công nghiệp (Bao gồm đối tượng là nhãn hiệu) việc bảo hộ được xác lập dựa trên quyết định của Cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp Văn bằng bảo hộ (Trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách tự động như bí mật kinh doanh và tên thương mại).
Vì vậy, để được bảo hộ về mặt pháp lý đối với nhãn hiệu kênh Youtube của mình; Chủ kênh nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, khi đăng ký chưa chắc đơn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận bảo hộ. Do đó, Chủ kênh cần chú ý và tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube của mình càng sớm càng tốt.
Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu cho kênh youtube
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho kênh Youtube mang lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với logo/hình ảnh trên kênh từ đó tạo cơ chế pháp lý vững chắc để bảo vệ kênh khỏi các hành vi xâm phạm.
Đồng thời, ngăn chặn việc đối thủ cạnh tranh có hành vi xấu. Nhãn hiệu tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Do đó, Văn bằng chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc; ngày nộp đơn sớm nhất. Vì vậy, nếu Chủ kênh không đăng ký bảo hộ và người khác đăng ký thì có thể sẽ bị mất kênh và phải làm lại từ đầu. Đồng thời, việc xác lập quyền sở hữu chính thức đối với nhãn hiệu cho kênh Youtube còn giúp ngăn chặn đối thủ có mục đích xấu với tên kênh của mình.
Thứ hai, tạo sự chuyên nghiệp, ấn tượng đối với người xem.
Khi nhu cầu đọc, nghe, xem từ người dùng ngày càng nhiều thì một video có nội dung thu hút và hình ảnh trau chuốt giúp người xem ấn tượng và; hình thành nên cá tính riêng cho từng kênh. Đồng thời, giúp người xem đánh giá kênh chuyên nghiệp và tin tưởng vào nội dung từ kênh.
Thứ ba, tạo sự nhất quán trong suốt quá trình sử dụng.
Việc sử dụng logo/hình ảnh vào đầu hoặc cuối mỗi video thường xuyên sẽ giúp người xem ấn tượng; ghi nhớ và khẳng định về nội dung đã đăng ký bảo hộ.
Thứ tư, khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh.
Bảo hộ tên kênh thành công còn khuyến khích những Chủ kênh khác tiến hành việc đăng ký hoặc; ít nhất là lưu tâm hơn đến vấn đề bảo hộ thương hiệu. Nếu chủ kênh nào cũng đăng ký độc lập trung thực sẽ tạo ra môi trường sáng tạo nội dung lành mạnh.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu kênh youtube
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cần xác định 03 điểm sau:
- Đối tượng đăng ký, cụ thể mẫu nhãn hiệu là tên kênh (phần chữ) hay cả logo/hình ảnh kèm theo (phần chữ và phần hình).
- Phạm vi đăng ký bảo hộ: Tùy vào nội dung kênh và mục đích khác của Chủ kênh mỗi kênh có những phạm vi bảo hộ khác nhau.
Ví dụ: “FapTV” đăng ký bảo hộ ở lĩnh vực sản xuất, dàn dựng chương trình truyền hình và phát thanh; sản xuất và dàn dựng chương trình biểu diễn; phát hành phim; dịch vụ giải trí… Phạm vi đăng ký này giúp Chủ kênh bảo hộ tên kênh trong cùng lĩnh vực, ngăn cấm người khác sử dụng tên kênh “FapTV” dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được Chủ sở hữu cho phép.
- Tiến hành tra cứu tên kênh trong phạm vi bảo hộ.
Để việc đăng ký nhãn hiệu kênh hiệu quả nhanh chóng cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Tuy không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc tra cứu hoàn toàn cần thiết. Vì người đăng ký có thể kiểm tra được các thông tin của nhãn hiệu có trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó hoặc; đang trong quá trình đăng ký bảo hộ hay không.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu kênh youtube sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt tên gọi cho kênh youtube và tiến hành tra cứu nhãn hiệu
Việc đặt tên gọi cho kệnh youtube rất quan trọng. Do đó, Chủ sở hữu cần lưu ý khi lựa chọn tên để tránh trường hợp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên gọi của kênh khác.
Sau khi đặt tên xong, cần tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu xem có trùng hoặc; gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ không. Để tra cứu chính xác nhất thì việc tra cứu sẽ mất chi phí vì cần phải sử dụng các dịch vụ tra cứu của đơn vị có chuyên môn, đơn vị có khả năng tra cứu.
Lưu ý: Do số lượng kênh youtube là rất lớn và khả năng trùng hoặc; gây nhầm lẫn là rất cao nên Chủ sở hữu nên lựa chọn 2-3 tên gọi để trường hợp tên này trùng sẽ sử dụng tên khác.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube (Theo mẫu);
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký;
- Văn bản ủy quyền (Nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Các tài liệu khác (Nếu có).
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, hãy liên hệ đến Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0976.985.828.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube có thể do Chủ đơn tự nộp hoặc; thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn có thể chọn nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Nộp đơn giấy:
– Nộp trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.
– Nộp qua đường bưu điện người nộp hồ sơ chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
- Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số; đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nhãn hiệu cho kênh Youtube
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Cấp Văn bằng bảo hộ/Từ chối bảo hộ
Kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung. Nếu nhãn hiệu kênh Youtube đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp Văn bằng bảo hộ. Chủ đơn phải theo dõi để đóng lệ phí cấp Văn bằng đầy đủ.
Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối bảo hộ và; ấn định thời hạn là 03 tháng để Chủ đơn phản biện lại ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu Chủ đơn không phản biện hoặc; phản biện không thuyết phục thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định chính thức từ chối.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu kênh youtube tại Luật Hùng Bách
Để việc đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube hiệu quả cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đăng ký phải thật chính xác như việc mô tả nhãn hiệu trong tờ khai; tiến hành phân loại nhóm đăng ký. Luật Hùng Bách, với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục trên.
Khi bạn muốn đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được tư vấn hỗ trợ. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube với chi phí hợp lý. Trong quá trình thực hiện, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định;
- Trực tiếp nộp và theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp phí và lệ phí đăng ký cùng thời điểm nộp hồ sơ tại bộ phận thu phí thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cập nhật và thông báo cho khách hàng quá trình thẩm định đơn đăng ký theo quy định;
- Tư vấn các quy định về sử dụng logo/hình ảnh trên kênh youtube trong thời gian bảo hộ;
- Hỗ trợ các thủ tục gia hạn/chuyển giao/chuyển nhượng/các thủ tục khác liên quan đến nhãn hiệu kênh Youtube;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu
Ví dụ liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kênh Youtube rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu Chủ sở hữu kênh không đăng ký bảo hộ và người khác đăng ký mất; Chủ kênh sẽ mất tất cả và phải làm lại từ đầu. Điển hình như kênh “Tam Mao TV” được lập gần 3 năm với hơn 3 triệu người đăng ký đang có nguy cơ bị xóa kênh. Vì có người khác đã đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu “Tam Mao TV” trước Chủ sở hữu. Hiện tại, họ đang nổ lực để lấy lại kênh; tuy nhiên tình hình không mấy khả quan và họ cũng đã lập kênh mới.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
Hành vi như thế nào mới được coi là tranh chấp nhãn hiệu?
Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cách hành vi dưới đây được coi là vi phạm bản quyền nhãn hiêu:
1. Sử dụng nhãn hiệu hình ảnh, ký hiệu gần giống gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Sử dụng nhãn hiệu có tên phiên âm giống hoặc gần giống với tên nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
3. Một số dấu hiệu khác liên quan đến mục đích gây nhầm lẫn với thương hiệu nổi tiếng phát sinh trong các vụ án liên quan đến quyền sở hữu thương hiệu.
Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng. Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình; bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án. Khi hai bên không thể thương lượng hòa giải; thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo luật tố tụng dân sự. Một số tài liệu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện.
Bạn có thể nhờ luật sư Luật Hùng Bách giải quyết tranh chấp và tư vấn khởi kiện.
Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng!
Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU, LOGO ĐỘC QUYỀN - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
Pingback: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: HƯỚNG DẪN TRA CỨU NHÃN HIỆU HIỆU QUẢ - LUẬT HÙNG BÁCH
Pingback: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CẦN CHUẨN BỊ GÌ? - LUẬT HÙNG BÁCH