GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ


Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều dạng tranh chấp khác nhau. Ngay cả khi người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) nhưng vẫn xảy ra tranh chấp với các Chủ thể khác. Vậy pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ ra sao? Nếu bạn có vướng mắc hoặc cần được tư vấn các vấn đề về đất đai, bạn có thể liên hệ trực tiếp số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828  – Luật Hùng Bách để được tư vấn và giải đáp.

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Tùy theo từng giai đoạn mà có các loại Giấy chứng nhận như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các chủ thể khác. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là chứng cứ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

Luật sư đất đai
Liên hệ Luật sư đất đai qua số 0979.964.828

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Khi tranh chấp đất đai xảy ra, các Bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án. Theo đó, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và; có xác nhận của UBND là hòa giải thành hoặc không thành.

  • Trường hợp hòa giải thành sẽ kết thúc tranh chấp đất đai. Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới; Chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc; sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một Bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và; hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Khi khởi kiện tại Tòa án, tùy vào nội dung khởi kiện mà các Bên tranh chấp cần thu thập tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu bạn không biết thu thập tài liệu, chứng cứ thế nào? Bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828  để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự; điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Do đó, đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về Chủ sở hữu; diện tích đất; quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đối với các vụ án tranh chấp liên quan đến Hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất thì sẽ áp dụng thời hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sư. Vì vậy, trong trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, người có quyền khởi kiện có thể khởi kiện bất kỳ thời điểm nào tại Tòa án có thẩm quyền; kể từ ngày phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Đối với tranh chấp Hợp đồng liên quan đến đất đai

Tranh chấp Hợp đồng liên quan đến đất đai bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng; chuyển đổi; tặng cho; cho thuê, cho thuê lại; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp Hợp đồng là 03 năm; kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc; phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án; quyết định giải quyết vụ việc.

Đối với tranh chấp về thừa kế đất đai

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, thời hiệu thừa kế  được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc; bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
  • Sổ hộ khẩu (Bản sao);
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu; chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện

Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp hồ sơ khởi kiện không đầy đủ, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Bước 4: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Hòa giải tại Tòa án

Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các Bên. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp các bên hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Sau khi có Bản án sơ thẩm, các Bên tranh chấp có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Dù có lợi thế về việc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng thực tế khi giải quyết tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ vẫn gặp nhiều khó khăn, phức tạp vì tính chất của loại tài sản này cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh về đất đai thường nhiều và có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ.

Án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Đối với tranh chấp đất đai không có giá ngạch như tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất;… thì án phí là 300.000 đồng.

Đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch như những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần. Mức án phí được xác định như sau:

  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng.
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
  • Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Theo đó người có yêu cầu khởi kiện; yêu cầu độc lập; yêu cầu phản tố phải đóng tạm ứng án phí căn cứ trên giá trị tài sản tranh chấp mà người đó yêu cầu. Mức tạm ứng án phí đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch bằng 50% mức án phí tính theo giá trị tài sản có tranh chấp.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn đất đai uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư chuyên về đât đai giỏi, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vướng mắc liên quan đến pháp luật đất đai như:

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tư vấn hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ khi giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
  • Tư vấn mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn thừa kế đất đai;
  • Tư vấn bồi thường tái định cư khi thu hồi đất;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.

Nếu bạn có thắc mắc về Tranh chấp đất đai, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hoặc liên hệ trực tiếp số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828  để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn khởi kiện; đơn khiếu nại;…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)

3 thoughts on “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ

  1. Pingback: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ GIẤY TỜ - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: 8 bài viết về Tranh Chấp Đất Đai Có Sổ Đỏ - Học Điện Tử Cơ Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *