CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT


Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và đa số các tranh chấp về đất đai phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Các bên cần xác định rõ căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai, thu thập chứng cứ liên quan để đẩy nhanh quá trình giải quyết. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Bạn có thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ ngay Luật Hùng Bách để được tư vấn miễn phí.

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, lối đi chung mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác với thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai – 0979.964.828

Lưu ý, đối với những tranh chấp liên quan đến đất đai như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở; Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn…đấy là những vấn đề chủ yếu do chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Nếu bạn không am hiểu pháp luật, cách thức thu thập chứng cứ làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Hãy để Luật Hùng Bách hỗ trợ soạn thảo đơn, thu thập chứng cứ; Chúng tôi có đội ngũ luật sư am hiểu lĩnh vực này để hỗ trợ bạn nhanh chóng, hiệu quả.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Khi giải quyết tranh chấp về đất đai, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn để giải quyết. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ xem xét tới các chứng cứ, tài liệu liên quan đến tranh chấp mà các bên cung cấp như: hồ sơ địa chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy tờ nguồn gốc đất, quá trình biến động đất,….

Thực tế hiện nay tồn tại hai loại tranh chấp đất đai cơ bản là đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có giấy tờ. Theo đó, căn cứ để giải quyết hai loại này sẽ có khác biệt như sau:

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  5.  Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

 Mời bạn xem thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

*Thẩm quyền giải quyết

Đối với trường hợp đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đồng thời không có bất kỳ giấy tờ nào về quyền sử dụng đất thì sau khi hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp như sau:

  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND có thẩm quyền. UBND cấp quận/huyện có quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Tranh chấp đất đai mà trong đó một bên trong tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND cấp tỉnh.
  • Thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án có thẩm quyền.

Trường hợp bạn cần tư vấn pháp luật về nhà đất; Hết thời hạn hòa giải nhưng UBND chưa tiến hành giải quyết hoặc trả lời; Cần hỗ trợ thu thập tài liệu để giải quyết tranh chấp đất đai;…. Hãy liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0976.985.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

*Chứng cứ, tài liệu có thể cung cấp

Sử dụng đất ổn định khi có đủ các căn cứ được quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Các giấy tờ chứng minh đất ở ổn định như sau:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuê nhà đất
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất; biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dụng công trình gắn liền với đất
  • Quyết định hoặc bản án của TAND đã có hiệu lực thi hành; quyết định thi hành bản án của cơ quan thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất
  • Quyết định giải quyết khiếu nại; tố cáo của cơ quan có thẩm quyền
  • Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn; chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giờ tờ nộp tiền điện; nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký
  • Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan; tổ chức được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất
  • Giấy tờ về mua bán nhà; tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
  • Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ
  • Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Căn cứ giải quyết đất đai có sổ đỏ

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Tùy theo từng giai đoạn mà có các loại Giấy chứng nhận như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Để biết thêm thông tin về Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ hãy truy cập Tại đây.

*Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất có giấy tờ

Đất tranh chấp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai, sau khi hòa giải không thành; các bên có quyền thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Tham khảo bài viết Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thể truy cập tại đây.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách qua số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ. Bạn có thể truy cập bài viết Quy định về chứng cứ trong tranh chấp đất đai để hiểu rõ hơn quy trình thực hiện thu thập chứng cứ.

*Chứng cứ có thể cung cấp để giải quyết

Tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các chủ thể khác. Khi tranh chấp đất đai xảy ra; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là chứng cứ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

Trong trường hợp người sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; người sử dụng đất có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất bao gồm:
  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất; Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nếu bạn không có thời gian thu thập chứng cứ; Chưa nắm bắt rõ quy định pháp luật thì Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; hỗ trợ giúp bạn trong quá trình giải quyết vụ việc.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp liên quan đến đất đai thường phức tạp và khó giải quyết. Không nắm rõ thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, cách thức thu thập hồ sơ, tài liệu có thể dẫn đến việc thời gian giải quyết tranh chấp bị kéo dài; tốn kém thời gian; chi phí không đáng có;…. Với đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp đất đai, Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp việc giải quyết tranh chấp đất đai của bạn trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Tư vấn quy định pháp luật về nhà đất; thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất; quy định về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tranh chấp đất đai; tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn, hướng dẫn thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết;
  • Cử Luật sư nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền;…

Nếu bạn có thắc mắc về Tranh chấp đất đai hãy truy cập Tại đây.

Xem thêm: Các trường hợp tranh chấp đất đai và cách giải quyết

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số Điện thoại/Zalo: 0979.964.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Tặng cho đất đai theo quy định mới nhất

Liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách  làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết về LUẬT SƯ CHUYỂN NHƯỢNG, MUA BÁN ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT HIỆN NAY

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)

One thought on “CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

  1. Pingback: HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ? - LUẬT HÙNG BÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *