Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta thì việc nắm bắt các công nghệ mới, kỹ thuật mới giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Vì vậy, nhu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp rất lớn và phạm vi ứng dụng rất rộng trong sản xuất hàng hoá, thiết bị máy móc cũng như cung ứng dịch vụ. Kết quả của hợp đồng chuyển nhượng là sự kết hợp của các kiến thức (bao gồm quy trình, phương pháp, kỹ thuật, bí quyết, máy móc thiết bị) nhằm biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các nội dung xoay quanh hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được hướng dẫn chi tiết.
MỤC LỤC
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
*Khái niệm
Theo quy định pháp luật hiện hành, Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Viết tắt là “Chuyển nhượng QSHCN”) là việc chủ sở hữu QSHCN giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức; cá nhân khác. Việc chuyển nhượng QSHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Theo đó, Hợp đồng chuyển nhượng QSHCN là hợp đồng trong đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho bên nhận quyền sở hữu nhằm đạt được mục tiêu đề ra; còn bên nhận quyền sở hữu có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao theo các điều kiện của hợp đồng.
Phần lớn hợp đồng chuyển nhượng QSHCN hiện nay là hợp đồng chuyển nhượng từ nước ngoài vào Việt Nam
*Đặc điểm
Về hình thức các hợp đồng cần phải đăng ký trước khi có hiệu lực; một số hợp đồng phải được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về nội dung, một số điều khoản không được phép đưa vào hợp đồng, nhằm đảm bảo sự bình đẳng; tự nguyện giữa các bên khi giao kết hợp đồng.
Về giá cả và phương thức thanh toán các bên đều được tự do thoả thuận. Hiện nay, nhà nước đã bãi bỏ các quy định liên quan đến giá tối đa, giá tối thiểu.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828
Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Các loại hợp đồng sử dụng khi nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hiện nay; Hợp đồng sử dụng khi chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có các dạng sau đây:
- Hợp đồng độc quyền: Đây là loại hợp đồng quy định về việc trong thời hạn và phạm vi chuyển giao; bên được chuyển quyền sẽ độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên chuyển quyền không được phép ký kết hợp đồng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp này cho bất kỳ bên thứ 3 nào. Đồng thời, bên chuyển quyền sẽ chỉ được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó; khi nhận được sự cho phép của bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng không độc quyền: Đây là loại hợp đồng quy định về việc trong thời hạn và phạm vi chuyển giao quyền sử dụng thì bên chuyển quyền vẫn có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Đồng thời; bên chuyển giao vẫn có quyền ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp không độc quyền với một bên khác nữa.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: Là loại hợp đồng quy định về việc bên chuyển quyền sẽ là người được chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo một hợp đồng khác.
Nội dung chính của Hợp đồng chuyển nhượng QSHCN?
Nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển nhượng QSHCN phải có các điều khoản bắt buộc có để hợp đồng có hiệu lực bao gồm: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Thứ nhất, Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chủ thể của việc chuyển nhượng bao gồm cá nhân; pháp nhân và các chủ thể khác có lợi ích hợp pháp trong việc chuyển nhượng QSHCN. Vì đây là giao dịch dân sự nên các bên tham gia phải đáp ứng được điều kiện tối thiểu để tham gia giao dịch dân sự là phải đảm bảo năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Các thông tin về các bên chủ thể để xác định chủ thể là ai bao gồm:
Cá nhân:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Số CMTND hoặc số thẻ căn cước công dân (còn hiệu lực)
Pháp nhân:
- Tên pháp nhân
- Địa chỉ
- Mã số doanh nghiệp
- Người đại diện theo quy định pháp luật hoặc người được ủy quyền
Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp cụ thể của bạn.
Thứ hai, Căn cứ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Vì việc chuyển nhượng là chuyển giao một tài sản có nguồn gốc nên người chuyển giao phải có quyền định đoạt tài sản.
Căn cứ chuyển nhượng sẽ bao gồm các thông tin cụ thể như:
- Tên sáng chế
- Số văn bằng
- Ngày cấp văn bằng
- Chủ sở hữu văn bằng
- Cơ quan cấp văn bằng
Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng phải dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp còn hiệu lực.
Thứ ba, giá chuyển nhượng
Việc chuyển nhượng QSHCN sẽ đem lại cho chủ sở hữu công nghiệp một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vật, các bên sẽ tự thỏa thuận và sẽ được ghi nhận tại điều khoản trong hợp đồng.
Nội dung điều khoản này bao gồm:
- Giá
- Thời điểm thanh toán
- Phương thức thanh toán
- Thỏa thuận về vấn đề chậm thanh toán: Lãi suất, phạt hợp đồng,…
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận xử lí trong trường hợp chậm thanh về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.
Thứ tư, Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của các bên là điều khoản phải nêu trong hợp đồng. Bao gồm:
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng
Các nội dung này cần chi tiết và thật rõ ràng. Đây chính là căn cứ để các bên tham gia hợp đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ năm, Thời hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian này. Và yêu cầu phải thực hiện đúng với thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Đây là căn cứ để xử lý trong trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện.
Ngoài các điều khoản bắt buộc nêu trên thì các bên có thể thoả thuận thêm các điều khoản về: Bảo mật thông tin; Giải quyết tranh chấp; Hiệu lực hợp đồng; đăng ký hợp đồng chuyển nhượng QSHCN;…
Thứ sáu, một số điều khoản theo thủ tục khác
Ngoài các điều khoản quy định đã nêu trên; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp còn một số điều khoản khác. Cụ thể như:
- Điều khoản bảo mật thông tin: Cụ thể gồm có: hình thức bảo mật; đối tượng bảo mật; nghĩa vụ bảo mật thông tin của mỗi bên; chi phí bảo mật (nếu có) và hậu quả pháp lý khi vi phạm điều khoản bảo mật.
- Điều khoản phạt, bồi thường nếu không làm đúng theo hợp đồng: Là điều khoản quy định các khoản phạt hoặc bồi thường khi một trong các bên không tuân thủ hợp đồng chuyển nhượng. Mức phạt hoặc bồi thường sẽ do các bên cùng thỏa thuận và ghi nhận vào hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Các bên tham gia hợp đồng sẽ tự thỏa thuận hình thức giải quyết khi có tranh chấp. Điều khoản này có hiệu lực ngay cả khi hợp đồng chuyển nhượng đã hết hiệu lực. Trừ các trường hợp có hợp đồng khác hoặc có sử đổi, bổ sung về điều khoản này.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực dựa theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên; hợp đồng sẽ chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng; các bên cần đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí; lệ phí qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
- Tờ khai mẫu D.01
- 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai
- Bản gốc văn bằng bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể.
Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
- Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
* Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng QSHCN;
- Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
- Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
- Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
*Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng; nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
- Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Thời gian thực hiện: 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
Vì sao phải đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng QSHCN?
Có hai nguyên nhân chính có thể giải thích vì sao cần phải đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng QSHCN như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của việc chuyển nhượng QSHCN góp phần nâng tầm nền công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến trường hợp nhập khẩu quá nhiều QSHCN mà không đảm bảo tính mới đã bị lạc hậu, tốn thêm chi phí mà hiệu quả thấp.
Thứ hai, QSHCN liên quan đến chất xám, những kiến thức kỹ thuật là những tài sản vô hình tuy dễ chuyển nhượng nhưng khó xác định, đánh giá và bảo vệ. Nếu không kiểm soát có thể các bên khai giá cao nhằm chuyển vốn ra nước ngoài, trốn thuế.
Xem thêm: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Dịch vụ soạn thảo, rà soát Hợp đồng Luật Hùng Bách.
Luật Hùng Bách dựa vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ yêu cầu soạn thảo. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng có thể khái quát như sau:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng.
- Tư vấn lựa chọn phương thức ký kết hợp đồng;
- Xác định căn cứ luật điều chỉnh loại hợp đồng và các điều khoản khác; nhằm đảm bảo hợp đồng có hiệu lực và tuân thủ theo quy định pháp luật.
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng; thỏa thuận trước khi ký kết và sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng trước khi ký kết theo yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp; đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải.
- Tư vấn trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu, điều kiện khởi kiện.
- Trực tiếp tham gia với tư cách là đại diện theo ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng,
- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng.
- Thực hiện các hoạt động có liên quan khác
Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách
Nếu bạn cần tư vấn bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiêp hay bất kì một đối tượng khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828.
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trân trọng./.
LB.
Pingback: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ?