Thừa kế di sản đất đai là một vấn đề phổ biến hiện nay. Kéo theo đó, là thực trạng tranh chấp về quyền thừa kế di sản đất đai chiếm một số lượng lớn ở Tòa án. Việc tranh chấp này làm mất nhiều thời gian, công sức của người dân. Do vậy, nhu cầu thuê luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai cũng tăng cao. Bởi lẽ, luật sư thừa kế sẽ hỗ trợ cho người dân về mặt pháp lý, thông qua đó giúp người dân tiết kiệm về thời gian, chi phí và công sức. Để thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giỏi, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách – Hotline (zalo): 0979.564.828 để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
Quy định của pháp luật về thừa kế đất đai
Theo Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), tại phần quy định những vấn đề liên quan đến thừa kế. Nếu người chết để lại di chúc thì việc thừa kế sẽ căn cứ theo nội dung di chúc. Và ngược lại, nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc bị tuyên vô hiệu thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Luật Hùng Bách cụ thể từng trường hợp như sau:
Thừa kế đất đai khi có di chúc
Theo Điều 624 BLDS 2015, thừa kế đất đai khi có di chúc là việc người thừa kế nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc được thể hiện trong bản di chúc hợp lệ. Căn cứ theo Điều 628 BLDS 2015, hiện nay di chúc có thể được thể hiện bằng 04 hình thức:
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng miệng.
Dù di chúc được lập theo hình thức nào cũng đều cần phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể lập di chúc, nội dung và hình thức di chúc theo quy định pháp luật thì mới có giá trị.
Xem thêm: KHÔNG CÓ DI CHÚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG?
Mẫu di chúc có người làm chứng
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng là một loại di chúc được lập thành văn bản. Trong đó người lập di chúc thể hiện ý chí của mình về việc phân chia tài sản sau khi qua đời. Loại di chúc này có sự chứng kiến của ít nhất hai người làm chứng. Việc làm chứng để đảm bảo tính tự nguyện và minh bạch cho việc thực hiện di chúc. Theo quy định tại BLDS 2015, người làm chứng di chúc cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự. Người làm chứng phải đủ 18 tuổi, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người làm chứng không được hưởng lợi từ di chúc của người lập di chúc, bao gồm cả việc được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người làm chứng không được có bất kỳ quyền hay nghĩa vụ tài sản nào liên quan đến nội dung di chúc.
- Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm làm chứng theo quy định của pháp luật. Ví dụ như người bị kết án về tội làm giả tài liệu, tội lừa đảo,…
Dưới đây là mẫu Di chúc có người làm chứng do Luật Hùng Bách biên soạn:
Thừa kế đất đai khi không có di chúc
Tình huống: “Chào Luật sư, tôi cần tư vấn về trường hợp như sau. Gia đình tôi có 3 người bao gồm: bố, mẹ và tôi. Vào tháng 02/2023, bố tôi qua đời vì bệnh tim mà không để lại di chúc. Bố tôi có sở hữu riêng các tài sản bao gồm:
- 02 quyền sử dụng và sở hữu nhà đất;
- 03 xe ô tô;
- 01 sổ tiết kiệm tại ngân hàng.
Hiện nay, khi tôi yêu cầu phân chia di sản thừa kế đối với số tài sản trên thì mẹ tôi không đồng ý. Bà cho rằng toàn bộ di sản do bố tôi để lại sẽ do bà nhận thừa kế vì bà là vợ của ông ấy. Tôi chỉ là con nên không được hưởng di sản.
Tôi muốn hỏi rằng: Ý kiến của mẹ tôi như vậy có đúng hay không? Nếu tôi có quyền hưởng di sản thì tôi cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?”
Luật Hùng Bách trả lời đối với trường hợp của bạn như sau.
Theo Điều 650 BLDS 2015, trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc trước khi qua đời thì việc thừa kế đất đai sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật. Những người thừa kế được xác định theo thứ tự hàng thừa kế, được quy định tại khoản 1, 2 Điều 651 BLDS 2015. Cụ thể:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Vậy cần xác định thêm, cha mẹ của cha bạn còn sống hay không? Mục đích là để xác định phần di sản mà bạn sẽ được hưởng theo pháp luật. Trường hợp không còn sống, thì bạn và mẹ bạn là đồng hàng thừa kế và sẽ được hưởng phần bằng nhau. Để bảo vệ quyền lợi cho bạn trong trường hợp mẹ bạn không hợp tác, cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Thương lượng, hòa giải nhằm tìm ra phương án giải quyết cho các bên.
- Bước 2: Nếu mẹ bạn vẫn không đồng ý, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để giải quyết.
Mời bạn đọc tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết. Hoặc liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật Hùng Bách – 0979.564.828
Thủ tục nhận thừa kế đất đai
Thủ tục nhận thừa kế đất đai là các bước mà người thừa kế cần thực hiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình đối với thửa đất thừa kế. Việc thực hiện đúng thủ tục sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người thừa kế và đảm bảo tính hợp pháp của việc thừa kế. Luật Hùng Bách liệt kê chi tiết trình tự thủ tục này như sau:
Giai đoạn 1. Lập hồ sơ khai nhận di sản.
Căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng 2014, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất thừa kế.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình giữa người thừa kế và người để lại di sản (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…).
- Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (CMND/CCCD).
- Giấy tờ chứng minh về quan hệ với người để lại di sản (Giấy khai sinh).
- Đơn đề nghị công chứng/chứng thực việc nhận thừa kế đất đai.
– Trường hợp có di chúc thì cần cung cấp thêm bản Di chúc.
– Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, thì cần cung cấp thêm:
- Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: CCCD, giấy khai sinh, xác nhận nơi cư trú…
Giai đoạn 2. Công chứng văn bản khai nhận di sản.
Sau khi hồ sơ đã được chuẩn bị, bạn cần nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng. Tại đây, công chứng viên sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khai nhận di sản của bạn. Kết quả của giai đoạn này là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng.
Giai đoạn 3. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
Sau khi nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản được công chứng, bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện tại nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ và yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bạn nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xem thêm: LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 2024
Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai thừa kế
Theo quy định hiện nay, tranh chấp đất đai thừa kế không bắt buộc tiến hành thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, đây là phương án mà chúng tôi khuyến khích các bên ưu tiên lựa chọn khi phát sinh tranh chấp. Đây là phương án giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế mẫu thuẫn giữa các bên.
Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai ở đâu?
Theo Điều 88 NĐ 43/2014/NĐ-CP, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thừa kế sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã. Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Bước 1: Chuẩn bị đơn đề nghị hòa giải
- Nội dung: Ghi rõ thông tin các bên tham gia hòa giải, nội dung tranh chấp, yêu cầu hòa giải.
- Hồ sơ: Giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, di chúc (nếu có), các tài liệu liên quan khác.
- Nộp đơn: Nộp đơn đề nghị hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn
- Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kiểm tra hồ sơ và quyết định thụ lý hoặc không thụ lý đơn.
- Nếu thụ lý đơn, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thành lập Hội đồng hòa giải và tổ chức cuộc họp hòa giải.
Bước 3: Tiến hành hòa giải
- Hội đồng hòa giải sẽ triệu tập các bên tham gia hòa giải đến dự cuộc họp.
- Tại cuộc họp, Hội đồng hòa giải sẽ giải thích các quy định pháp luật, phân tích tính đúng sai của vụ việc, vận động các bên tự nguyện thỏa thuận, tự giải quyết tranh chấp.
Bước 4: Kết thúc hòa giải
Theo khoản 2 Điều 88 NĐ 43/2014/NĐ-CP, kết quả của buổi làm việc sẽ được ghi nhận tại biên bản, gồm các nội dung:
“Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận”
Không hòa giải được thì nên làm gì tiếp theo?
Nếu kết quả hòa giải không thành công hoặc các bên có sự thay đổi ý kiến sau đó thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy phương án này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn nhưng nó sẽ giúp giải quyết triệt để vụ việc bằng bản án/ quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Mời bạn đọc tham khảo tiếp phần thủ tục khởi kiện dưới đây!
Bạn cần sự hỗ trợ của luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình khởi kiện. Vui lòng liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách 0979.564.828
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Trường hợp hòa giải không thành, bạn cần khởi kiện để giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Luật Hùng Bách chi tiết thủ tục khởi kiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để tiến hành khởi kiện một vụ án, người khởi kiện cần nộp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện: CCCD/CMND/Hộ chiếu
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ pháp lý về di sản của người chết;
- Các tài liệu khác liên khác: Biên bản hòa giải, biên bản họp gia đình,…
Nếu bạn cần cung cấp mẫu đơn khởi kiện, tư vấn phương án giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách – 0979.564.828 để được hỗ trợ miễn phí.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), đối với tranh chấp đất đai thừa kế, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, về phân cấp thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Điều 35 và 37 BLTTDS 2015. Tranh chấp đất đai thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên cần chú ý rằng, nếu vụ án có yếu tố nước ngoài thì vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tham gia các phiên họp, hòa giải và xét xử vụ án
Theo Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp thừa kế là 04 – 06 tháng kể từ khi Tòa án thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ triệu tập các bên để hòa giải và giải quyết vụ việc.
Thời gian nêu trên có thể kéo dài hơn. Đặc biệt là trong trường hợp tranh chấp có nhiều tình tiết phức tạp, cần thời gian xác minh, thu thập chứng cứ, vụ án có yếu tố nước ngoài…
Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
Trường hợp bạn cần tư vấn pháp lý, mời Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách thông qua số 0979.564.828
Có cần luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai không?
Tranh chấp đất đai thừa kế thường phức tạp do có rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh. Việc không nắm rõ luật có thể khiến bạn dễ dàng bị thiệt hại quyền lợi. Hơn nữa, tranh chấp thường gay gắt, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng thu thập chứng cứ hiệu quả và kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý các vụ án tương tự, luật sư sẽ hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tối ưu. Do vậy, việc luật sư tham gia trong tranh chấp đất đai thừa kế là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất.
Xem thêm: Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế với mong muốn đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về luật thừa kế và các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi cam kết.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tận tình, chu đáo, giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thừa kế.
- Phân tích kỹ lưỡng vụ việc, xác định nguyên nhân tranh chấp và đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
- Đại diện cho bạn tham gia đàm phán, thương lượng với các bên liên quan, hướng đến giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, êm đẹp và tiết kiệm chi phí.
- Bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất trong trường hợp vụ việc phải đưa ra xét xử tại tòa án.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thừa kế như:
- Soạn thảo di chúc hợp lệ, đảm bảo ý nguyện của bạn được thực hiện;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập giấy tờ, hồ sơ còn thiếu;
- Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế;
- Hỗ trợ dịch vụ khai nhận di sản thừa kế;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thừa kế.
Vì thủ tục thừa kế đất đai khá phức tạp, đòi hỏi nhiều hồ sơ tài liệu và giá trị tài sản thường lớn nên việc đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác trong quá trình thực hiện là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong những trường hợp như người thừa kế đang sinh sống ở nước ngoài hoặc thửa đất thừa kế đang có tranh chấp… sự hỗ trợ của luật sư là vô cùng cần thiết. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thừa kế, Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục thừa kế, hoàn tất mọi bước một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất. Mọi thông tin vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách – Hotline (zalo): 0979.564.828
Dịch vụ lập, đánh giá di chúc tại Luật Hùng Bách bao gồm:
- Đánh giá tính hợp lệ của di chúc. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng di chúc của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý và không thể bị tuyên bố vô hiệu.
- Xác định các vấn đề tiềm ẩn. Chúng tôi sẽ xem xét di chúc của bạn để tìm ra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào có thể dẫn đến tranh chấp sau khi bạn qua đời.
- Đề xuất các sửa đổi. Nếu chúng tôi phát hiện bất kỳ vấn đề nào, chúng tôi sẽ đề xuất các sửa đổi để giải quyết chúng.
- Giải thích di chúc cho người được thừa kế. Chúng tôi sẽ giải thích di chúc của bạn cho những người thừa kế để đảm bảo rằng họ hiểu ý nguyện của bạn.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
- Tư vấn pháp lý về vụ tranh chấp của bạn.
- Phân tích vụ án và đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Đại diện cho bạn tham gia hòa giải, thương lượng, tố tụng tại tòa án.
- Bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
- Sự an tâm. Biết rằng di chúc của bạn hợp pháp, hợp lý, sẽ giúp bạn an tâm hơn về việc phân chia di sản về sau.
- Tránh tranh chấp. Giảm thiểu nguy cơ tranh chấp giữa những người được thừa kế, hạn chế tối đa việc rạn nứt tình cảm của các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Tránh các chi phí pháp lý tốn kém liên quan đến việc tranh chấp thừa kế, hay việc soạn sai hồ sơ, thực hiện sai thủ tục khai nhận di sản, khởi kiện.
Đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hùng Bách thông qua số 0979.564.828 để được tư vấn miễn phí!
Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế bằng cách nào?
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực tranh chấp đất đai, thừa kế. Khi cần hỗ trợ, vui lòng hệ Luật Hùng Bách theo các phương thức:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0979.564.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm/
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng!
Đ.K