XỬ LÝ HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾT


Sau khi Chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì cần xử lý hậu quả pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết xử lý hậu quả pháp lý khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết như thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này ra sao? Hãy liên hệ ngay số 0976.985.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Quy định chung về chủ doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

DNTN không có tư cách pháp nhân. Quyền và nghĩa vụ của DNTN gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền hạn như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN; Việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế; Thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp; Thuê người khác làm Giám đốc; Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật; đại diện cho DNTN với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn, bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài; Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

XỬ LÝ HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾT
Tư vấn thủ tục xử lý hậu quả pháp lý khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết – 0976.985.828

Chủ doanh nghiệp tư nhân chết xử lý như thế nào?

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn tuần hoàn với DNTN hay nói cách khác DNTN là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân được xem xét như một tài sản trong khối di sản thừa kế.

Những người thừa kế của chủ doanh nghiệp cần khai nhận thừa kế khối di sản này theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Văn bản khai nhận thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nên được lập tại cơ quan công chứng để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết trong đó có thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Tham khảo thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại đây.

Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư Dân Sự tư vấn pháp luật miễn phí.

Trường hợp 1

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định hàng thừa kế như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Nếu có nhiều đồng thừa kế thì cần có sự thoả thuận đồng thừa kế để duy nhất một người làm chủ doanh nghiệp tư nhân.

*Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người thừa kế;
  3. Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.

Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nếu bạn không có thời gian tự mình thực hiện các thủ tục đăng ý? Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các thủ tục cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.

Trường hợp 2

Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của các đồng thừa kế; Chiến lược kinh doanh mà lựa chọn chuyển đổi sang công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo

Nếu trường hợp các đồng thừa kế không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, phân chia tài sản của Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nếu bạn có nhu cầu thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh hãy tham khảo thêm thông tin tại đây.

Nếu bạn còn vướng mắc quy định pháp luật về các quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các thủ tục cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.

Trường hợp 3

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Căn cứ Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Khi đó, nhà nước là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên nhà nước không phải là cá nhân nên không thỏa mãn điều kiện của Luật doanh nghiệp về chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó nhà nước phải tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân hoặc giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bạn còn vướng mắc các quy định thực hiện như thế nào? Hãy liên hệ ngay số 0976.985.828, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Hậu quả pháp lý khi Chủ doanh nghiệp tư nhân chết

Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ đăng kí như đơn đề nghị, giấy uỷ quyền; Biên bản thoả thuận; Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,..
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn  thủ tục khai nhận di sản; Phân chia thừa kế;…
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Luật sư Doanh nghiệp – Luật Hùng Bách tại đây.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *