“Chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi hiện đang cư trú tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 2018 qua mai mối tôi kết hôn với chồng là Việt kiều. Sau khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, tôi theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Tuy nhiên, sau khi sống chung một khoảng thời gian thì chúng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn, chồng tôi thường dùng những lời lẽ xúc phạm tôi và còn đánh đập tôi. Hiện tại tôi đã về Việt Nam, tôi muốn ly hôn đơn phương với chồng là Việt Kiều nhưng không biết thủ tục ly hôn thế nào? Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị giấy tờ gì? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Bách. Trường hợp của bạn, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cụ thể thông qua nội dung bài viết sau. Nếu bạn cần được hỗ trợ thủ tục ly hôn với Việt Kiều, bạn có thể liên hệ trực tiếp Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.
MỤC LỤC
Ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi một bên vợ/chồng có yêu cầu ly hôn hoặc trường hợp vợ, chồng đồng ý ly hôn nhưng không thỏa thuận được một trong các vấn đề về con chung; tài sản chung hoặc nợ chung.
Căn cứ để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương là:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, khi có một trong các căn cứ nêu trên làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người Việt Nam, chồng bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều), nên quan hệ hôn nhân của bạn được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Do đó, bạn có quyền đơn phương ly hôn khi chồng bạn đang định cư ở nước ngoài. Pháp luật được áp dụng để giải quyết ly hôn trong trường hợp này sẽ là pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương nhanh chóng, trước tiên bạn cần phải làm mẫu đơn xin ly hôn đơn phương theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể mẫu đơn ly hôn với Việt Kiều. Vì vậy, bạn có thể sử dụng mẫu đơn ly hôn đơn phương chung cho trường hợp của mình.
Theo quy định của pháp luật, ly hôn đơn phương được xem là vụ án dân sự. Đơn ly hôn đơn phương được sử dụng theo Mẫu số 23-DS – Đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
Đơn ly hôn thường theo mẫu và phải có đầy đủ các nội dung theo quy định nếu đơn ly hôn không đáp ứng đầy đủ nội dung thì sẽ bị Toà án yêu cầu bổ sung hoặc trả lại đơn. Nội dung cơ bản của đơn ly hôn bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án nhận đơn;
- Thông tin của cả vợ và chồng bao gồm: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu; Nơi cư trú hiện nay của cả vợ, chồng.
- Những vấn đề đề nghị Tòa án giải quyết về hôn nhân; con chung; tài sản chung; nợ chung;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.
Nếu bạn không biết viết đơn ly hôn thế nào? Hoặc để tránh việc viết sai; thiếu nội dung dẫn đến việc phải sửa đổi hồ sơ gây mất thời gian; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn, hướng dẫn soạn đơn ly hôn.
Hồ sơ ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Sau khi soạn thảo đơn ly hôn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương gồm các giấy tờ cần thiết sau để gửi đến Tòa án có thẩm quyền:
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu);
- Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính). Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn;
- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/thẻ tạm trú/xác nhận cư trú của vợ chồng tại Việt Nam hoặc địa chỉ của vợ chồng tại nước ngoài;
- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ chồng;
- Giấy khai sinh của con chung (Nếu có con chung);
- Các giấy tờ khác liên quan đến yêu cầu chia tài sản (Nếu có tranh chấp về tài sản);
- Giấy tờ chứng minh liên quan đến yêu cầu giành quyền nuôi con (Nếu có tranh chấp về việc nuôi dưỡng con chung);
- Trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì cần thêm xác nhận của chính quyền địa phương ở Việt Nam về việc vợ hoặc chồng đã xuất cảnh.
Nếu bạn có khó khăn và cần hỗ trợ thu thập hồ sơ ly hôn, bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ thu thập hồ sơ ly hôn.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 28; Điều 35; Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (có đương sự ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp vợ, chồng ở Việt Nam muốn đơn phương ly hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) thì có thể nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng trước khi xuất cảnh. Nếu không xác định được địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn trước khi xuất cảnh thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn.
Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương đến Tòa án tỉnh nơi mà chồng bạn cư trú, làm việc cuối cùng trước khi sang nước ngoài. Trường hợp không xác định được nơi cư trú, làm việc cuối cùng của chồng bạn trước khi sang nước ngoài thì bạn có thể nộp hồ sơ tại Tòa án tỉnh nơi bạn cư trú, làm việc nếu có căn cứ không thể xác minh địa chỉ cuối cùng của chồng bạn.
Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ly hôn
Bạn chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn với Việt Kiều gồm các giấy tờ mà Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên để nộp đến Tòa án có thẩm quyền. Bạn có thể nộp hồ sơ đến Tòa án bằng các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).
Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ ly hôn
Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung; Tòa án thông báo để bạn sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Khi nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan thi hành án dân sự và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Vụ án ly hôn chính thức được thụ lý khi bạn hoặc người đại diện của bạn nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
Nếu bạn không có thời gian thực hiện các thủ tục, bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý để thực hiện việc đóng tạm ứng án phí tại cơ quan có thẩm quyền và thực hiện các thủ tục tại Tòa án để giải quyết ly hôn với Việt Kiều. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, bạn có thể liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828
Bước 4: Tòa án ra thông báo về việc thụ lý vụ án
Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp hòa giải; mở lại phiên họp hòa giải; mở phiên tòa và mở lại phiên tòa cho đương sự ở nước ngoài.
Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:
- Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng; kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng.
- Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng; kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng.
Sau khi nhận được kết quả tống đạt và kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án không mở phiên họp hòa giải; hoãn phiên họp hòa giải; hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 477 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 5: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn
Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn; đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày tuyên án.
Đối với đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án là 01 tháng; kể từ ngày bản án được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết hợp lệ.
Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục ly hôn với Việt Kiều.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên ở nước ngoài
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Theo quy định tại Điều 203 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
Trường hợp một bên đang ở nước ngoài; ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt thì thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là từ 09 tháng đến 12 tháng.
Tuy nhiên, tùy vào nội dung mà vợ chồng có tranh chấp mà việc giải quyết ly hôn với Việt Kiều có thể kéo dài hơn thời gian nêu trên. Để được hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn nhanh, trọn gói, tiết kiệm thời gian ly hôn, bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn qua Điện thoại/Zalo/Viber/WhatsApp 0976.985.828.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương với Việt Kiều
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn với Việt Kiều tại Tòa án có thẩm quyền một cách nhanh chóng; bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp về quyền nuôi con; chia tài sản chung; nợ chung khi ly hôn. Cụ thể; nội dung công việc Luật Hùng Bách thực hiện như sau:
- Tư vấn, hướng dẫn khách chuẩn bị hồ sơ ly hôn với Việt Kiều;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ và các giấy tờ liên quan về việc ly hôn với Việt Kiều;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, hồ sơ ly hôn; hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ ly hôn;
- Nhận ủy quyền nộp hồ sơ để giải quyết thủ tục ly hôn với Việt Kiều cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn với Việt Kiều cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án;
- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài;
- Tư vấn giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con; chia tài sản có yếu tố nước ngoài;
- Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.
Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách
Trên đây là nội dung tư vấn Thủ tục ly hôn đơn phương với Việt Kiều. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thủ tục ly hôn đơn phương với Việt Kiều tại Việt Nam; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng!
Cloud.