GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU


Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình, do vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết để cá nhân, tổ chức bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều hành vi cố tình sử dụng dấu hiệu, hình ảnh tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ để trục lợi. Vậy hành vi này có xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ không? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, bạn có thể liên hệ số 0976.985.8280988.732.880 – Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ.

Tranh chấp nhãn hiệu là gì? 

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tranh chấp nhãn hiệu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều Bên có liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Các Bên trong quan hệ tranh chấp cho rằng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thuộc quyền sở hữu của họ; việc Bên kia sử dụng nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thế nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu? 

Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi dưới đây được thực hiện mà không được phép của Chủ sở hữu nhãn hiệu (Chủ sở hữu) thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

– Sử dụng dấu hiệu trùng gây nhầm lẫn về nguồn gốc với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự.

– Sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn về nguồn gốc với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng; không tương tự; không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu – 0976.985.828 0988.732.880

Khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, Chủ sở hữu nên làm gì? 

Bước 1: Yêu cầu Giám định nhãn hiệu

Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo đó, Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu giám định có hay không hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình; có hay không dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, khó phân biệt với nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ.

Bước 2: Gửi thông báo cho Bên vi phạm

Sau khi có kết quả giám định, Chủ sở hữu có thể gửi thông báo cho Bên vi phạm. Trong đó có thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ; ấn định một thời hạn hợp lý để Bên vi phạm chấm dứt hành vi hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Trường hợp sau khi gửi thư thông báo, Bên vi phạm vẫn không chấm dứt thực hiện hành vi, Chủ sở hữu có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại, hãy liên hệ đến Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0976.985.828 0988.732.880

Bước 3: Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30; điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu (Bản sao chứng thực);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu Chủ sở hữu là doanh nghiệp;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu Chủ sở hữu là cá nhân;
  • Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm: Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp; mẫu sản phẩm của Bên vi phạm nhãn hiệu; tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Bên vi phạm;
  • Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (Nếu có);
  • Thông báo yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi, trong đó ấn định thời gian yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi; chứng cứ chứng minh Bên vi phạm cố tình không thực hiện (Bản sao chứng thực);
  • Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn (Nếu có).

Chế tài xử phạt đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu 

Chế tài hành chính

Chủ sở hữu có quyền thực hiện biện pháp hành chính thông qua các cơ quan Thanh tra; Công an; cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường; Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể bị phạt tiền lên từ 500.000 đồng – 500.000.000 đồng, tùy vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như:

  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp nhãn hiệu, hãy tham khảo Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Chế tài dân sự

Chủ sở hữu khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại; ngừng hành vi vi phạm. Căn cứ Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao như sau:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy; phân phối; đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của Chủ sở hữu.

Chế tài hình sự

Chế tài hình sự được thực hiện khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ; hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội. Nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định pháp luật.

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp đặc biệt có thể bị phạt từ 500.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với pháp nhân phạm tội thì mức xử phạt có thể lên đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn có thể liên hệ số 0976.985.8280988.732.880 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu – Luật Hùng Bách 

Luật Hùng Bách tư vấn, hỗ trợ vấn đề giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như sau:

  • Xác định đối tượng xâm phạm nhãn hiệu;
  • Tư vấn thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
  • Soạn thông báo yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Thực hiện các thủ tục yêu cầu Giám định nhãn hiệu;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục tại Cơ quan có thẩm quyền;
  • Tham gia tố tụng với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa án.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách 

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 0988.732.880 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách 

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

4 thoughts on “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU

  1. Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO KÊNH YOUTUBE - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO KÊNH YOUTUBE - LUẬT HÙNG BÁCH

  4. Pingback: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ - LUẬT HÙNG BÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *