THỦ TỤC LY HÔN NHANH, VẮNG MẶT VỚI NGƯỜI ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI


“Xin chào luật sư. Tôi muốn được tư vấn thủ tục ly hôn nhanh với người đang ở nước ngoài. Tháng 11/2018 tôi kết hôn với chồng là người Mỹ. Chúng tôi đăng ký kết hôn ở UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Do không cùng quan điểm sống nên chúng tôi muốn ly hôn. Chúng tôi không có con chung, tài sản hay nợ chung. Tôi ở Việt Nam (Đồng Nai), chồng tôi đang ở Mỹ không về Việt Nam. Chồng tôi đã có người yêu mới, cả hai đều đồng ý ly hôn. Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục ly hôn nhanh, vắng mặt chồng tôi được không? Tôi không biết rõ thủ tục ly hôn luật sư giúp tôi với ah. Tôi cảm ơn luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Hùng BáchLuật Hùng Bách tư vấn “Thủ tục ly hôn nhanh, vắng mặt với người đang ở nước ngoài” cho bạn như sau:

Chồng bạn là người nước ngoài và hiện nay đang cư trú tại nước ngoài (Mỹ). Do vậy quan hệ hôn nhân của bạn được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Theo thông tin bạn cung cấp vợ chồng bạn thống nhất ly hôn. Vợ chồng bạn không có con chung, tài sản chung, nợ chung. Trường hợp này bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài.

Thủ tục ly hôn sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, vợ chồng bạn cần viết đơn ly hôn. Và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn để nộp đến Toà án có thẩm quyền. Cụ thể:

Mẫu đơn ly hôn với người đang ở nước ngoài chuẩn nhất.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài thuộc nhóm việc dân sự. Mẫu đơn ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài được soạn thảo dựa trên Mẫu số 01-VDS.

Mẫu đơn 01VDS
Mẫu ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Bạn có thể sử dụng Mẫu số 01-VDS nêu trên để viết đơn ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài. Tuy nhiên, Mẫu số 01-VDS được sử dụng chung cho các vụ việc dân sự do vậy có thể gây khó khăn cho người viết. Trong quá trình tư vấn thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài cho khách hàng. Luật Hùng Bách nhận nhận thấy nhiều khách hàng gặp nhiều khó khăn như viết đơn không đầy đủ nội dung, thiếu thông tin, không biết viết đơn thế nào…

Do vậy, Luật Hùng Bách soạn thảo Mẫu đơn ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài để bạn tham khảo như sau:

Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2023
Mẫu đơn ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài – 0988.732.880

Hồ sơ ly hôn với người đang ở nước ngoài.

Kèm theo đơn ly hôn, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ, tài liệu để nộp đến Toà án như sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc). Nếu không có bản gốc thì bạn nộp bản trích lục kết hôn (giấy này bạn sẽ xin tại UBND nơi bạn đăng ký kết hôn).
  2. Hộ chiếu/CMND/CCCD của bạn và chồng (bản sao chứng thực);
  3. Sổ hộ khẩu/giấy tờ cư trú của bạn (bản sao chứng thực);
  4. Đơn từ chối hoà giải tại Trung tâm hoà giải đối thoại để thủ tục nhanh hơn;
  5. Giấy uỷ quyền cho người tại Việt Nam để thay chồng bạn nộp hồ sơ đến Toà án;
  6. Đơn xin vắng mặt của chồng bạn;
  7. Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của Toà án.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài.

Căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có đương sự nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp tỉnh.

Tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài mới nhất hiện nay.

Thủ tục ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài mới nhất hiện nay được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ chồng viết đơn ly hôn thuận tình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền.

Bước 3: Sửa đổi, bổ sung đơn (nếu Toà án yêu cầu).

Bước 4: Đóng tạm ứng án phí.

Bước 5: Toà án thụ lý và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn với người đang ở nước ngoài.

Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, về nguyên tắc hai bên phải đến trực tiếp Toà án để trình bày ý kiến của mình. Tuy nhiên, chồng bạn hiện nay đang ở nước ngoài. Chồng bạn đã gửi văn bản ý kiến đến Toà án và có đơn xin vắng mặt thì Toà án có thể xem xét cho chồng bạn vắng mặt. Nhưng bạn cần phải đến Toà theo giấy mời của Toà.

Án phí ly hôn với người đang ở nước ngoài hết bao nhiêu tiền?

Án phí ly hôn sơ thẩm chia làm hai dạng là án phí ly hôn không có giá ngạch và án phí ly hôn có giá ngạch.

Án phí ly hôn không có giá ngạch

Hiện nay, mức án phí ly hôn không có giá ngạch theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 là 300.000 đồng. Do vậy, đối với ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương không có tranh chấp tài sản với người đang ở nước ngoài thì mức án phí là 300.000 đồng.

Án phí ly hôn có giá ngạch

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp, cụ thể:

  • Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
  • Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
  • Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
  • Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài có khó không?

Khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài

Trong quá trình tư vấn thủ tục ly hôn cho khách hàng, Luật Hùng Bách nhận thấy nhiều khách hàng còn gặp khó khăn trong các vấn đề như:

Hình thức ly hôn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trong đó:

  • Thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thoả thuận được về việc nuôi con, tài sản chung.
  • Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Khi yêu cầu ly hôn, người yêu cầu cần xác định mình ly hôn theo hình thức nào. Vì hình thức ly hôn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thủ tục ly hôn về sau. Nếu không biết ly hôn theo hình thức nào bạn sẽ không biết sử dụng mẫu đơn nào? Nộp đơn đến Toà án nào?…

Mẫu đơn ly hôn với người đang ở nước ngoài

Tương ứng với hai hình thức ly hôn nêu trên sẽ có hai mẫu đơn ly hôn. Do vậy, người yêu cầu ly hôn theo hình thức nào thì cần sử dụng đúng mẫu đơn của hình thức ly hôn đó.

Bạn có thể tham khảo Mẫu đơn ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Nếu bạn ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài bạn có thểm tham khảo thêm Mẫu đơn ly hôn đơn phương với người nước ngoài TẠI ĐÂY.

Người yêu cầu ly hôn cần lưu ý, không chỉ sử dụng mẫu đơn ly hôn đúng quy định. Mà người yêu cầu ly hôn cần viết đơn ly hôn đúng và đầy đủ để Toà án xem xét và thụ lý.

Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách viết đơn ly hôn dưới đây:

>> Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn thuận tình mới nhất TẠI ĐÂY.

>> Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương chuẩn nhất TẠI ĐÂY.

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu về cách viết đơn ly hôn. Hoặc bạn cần luật sư tư vấn, hỗ trợ viết đơn ly hôn với người đang ở nước ngoài. Bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo). Luật sư sẽ hỗ trợ bạn soạn thảo đơn, bạn chỉ việc ký vào đơn.

Hồ sơ ly hôn với người đang ở nước ngoài

Khi yêu cầu giải quyết ly hôn, người yêu cầu cần cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình như:

Thứ nhất, giấy tờ chứng minh về mối quan hệ hôn nhân. Người yêu cầu ly hôn cần cung cấp bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Nếu không giữ hoặc bị thất lạc bản chính, người yêu cầu ly hôn cần đến nơi đăng ký để xin trích lục lại. Nếu giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan ở nước ngoài cấp thì cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Sau đó mới thực hiện thủ tục ly hôn.

Thứ hai, giấy tờ nhân thân của vợ, chồng. Giấy tờ này có thể là CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn. Và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ cư trú của vợ, chồng.

Thứ ba, nếu có con chung thì cần cung cấp thêm bản sao giấy khai sinh của con chung.

Thứ tư, nếu có tranh chấp tài sản chung hoặc nợ chung thì cần cung cấp thêm các giấy tờ liên quan. Ví dụ: Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe,…

Ngoài ra do cách làm việc của từng Toà một số Toà sẽ yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ, tài liệu khác. Ví dụ: Bản cam kết về việc chỉ được cấp 1 bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Đơn trình bày về việc thất lạc bản chính giấy chứng nhận kết hôn…

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài

Thẩm quyền theo vụ việc: Việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Hoặc yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Thẩm quyền theo cấp: Những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đối với ly hôn đơn phương thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Đối với ly hôn thuận tình thì Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết.

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

>> Tham khảo thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài có khó không?

Việc giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài có khó hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Hình thức ly hôn là đơn phương hay thuận tình?
  • Yêu cầu ly hôn như thế nào? Có tranh chấp nuôi con, cấp dưỡng, tài sản chung, nợ chung không?
  • Hồ sơ ly hôn có đầy đủ hay không?
  • Địa chỉ của người đang ở nước ngoài có rõ ràng không?
  • Ý kiến của người đang ở nước ngoài về việc ly hôn thế nào?
  • Người đang ở nước ngoài cư trú như thế nào? Hợp pháp hay bất hợp pháp?
  • Việc kết hôn được thực hiện ở đâu? Nếu đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì đã ghi chú kết hôn tại Việt Nam chưa?
  • …..
Đối với câu hỏi “Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài có khó không?“.

Thì câu trả lời là sẽ có, và sẽ khó đối với người không nắm rõ quy định của pháp luật. Còn đối với người nắm rõ quy định và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết ly hôn tại Toà án sẽ không khó.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ quy định về thủ tục ly hôn. Đặc biệt đối với thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ có nhiều điểm khác biệt so với ly hôn trong nước. Ngoài ra việc giải quyết ly hôn trên thực tế ở từng Toà án cũng có một số khác biệt. Do vậy, kinh nghiệm giải quyết ly hôn ở nhiều Toà án cũng là một trong những điều có lợi cho các cặp vợ chồng khi muốn giải quyết ly hôn nhanh.

Dịch vụ luật sư chuyên giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài.

Ly hôn đơn phương mất bao lâu
Luật sư chuyên giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài – 0988.732.880

Dịch vụ luật sư chuyên giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài tại Luật Hùng Bách bao gồm:

  • Tư vấn quy định về thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài;
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn với người đang ở nước ngoài;
  • Hỗ trợ soạn đơn ly hôn với người đang ở nước ngoài;
  • Hướng dẫn thu thập hồ sơ ly hôn với người đang ở nước ngoài;
  • Dịch vụ ly hôn với người đang ở nước ngoài trọn gói.

Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm thực tế trong giải quyết ly hôn trong nước và nước ngoài. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến Hôn nhân gia đình mà bạn đang gặp phải. Nếu cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *