CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


Thủ tục Công nhận Bản án; Quyết định nước ngoài tại Việt Nam là một thủ tục cần thiết được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều vụ việc quốc tế tại Việt Nam và các Tòa án Việt Nam ngày càng có xu hướng nghiêng về việc cho phép công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Vậy, quy định pháp luật về thủ tục này như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Nếu bạn đang có thắc mắc như trên hãy liên hệ ngay tới số 0976.985.8280979.884.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Quy định chung về Công nhận và cho thi hành Bản án, Quyết định của Toà án nước ngoài tại Việt Nam

* Các loại Bản án, quyết định được công nhận và cho thi hành

  • Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài
  • Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài
  • Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài

*Cơ sở cho Công nhận và thi hành Bản án, Quyết định nước ngoài tại Việt Nam

Các bản án, quyết định của toà án nước ngoài chủ yếu được toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo hai cơ sở pháp lý:

(i) Điều ước quốc tế mà quốc gia của tòa án nước ngoài và Việt Nam là thành viên quy định việc công nhận và cho thi hành

(ii) có căn cứ để áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước mà Việt Nam không có hiệp ước.

Ngoài ra, một số bản án, Quyết định được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

*Chủ thể yêu cầu công nhận Bản án, Quyết định

Căn cứ khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015 quy định: Người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Theo đó điều kiện được yêu cầu công nhận thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam;
  • Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam;
  • Tài sản liên quan đến việc thi hành.
CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Tư vấn thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành Bản án, Quyết định tại Việt Nam – 0976.985.828 – 0979.884.828

Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 – 0979.884.828 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật miễn phí.

*Nơi tiếp nhận Đơn yêu cầu

Theo Điều 432 BLTTDS 2015 quy định: Đơn yêu cầu được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên.

Đối với trường hợp không có điều ước quốc tế thì gửi đơn qua trung gian của Bộ Tư pháp, người có quyền yêu cầu được gửi đơn trực tiếp tới Toà án có thẩm quyền nếu như người yêu cầu xác định được thẩm quyền cua Toà án.

*Thời hiệu yêu cầu Công nhận và thi hành Bản án, Quyết định

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Mời độc giả tham khảo thêm bài viết . Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam có được không?

Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành

*Đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung chính sau đây:

  1. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành; người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
  2. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú; hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan; tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú; hoặc nơi làm việc tại Việt Nam; người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án; quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
  3. Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.

Lưu ý: Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

*Tài liệu, chứng cứ kèm theo hồ sơ

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là giấy tờ; tài liệu được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên.

Trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án; quyết định chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án; quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;
  2. Văn bản của Tòa án nước ngoài; hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án; quyết định đó có hiệu lực pháp luật; chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam; trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;
  3. Văn bản của Tòa án nước ngoài; hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án; quyết định đó cho người phải thi hành;
  4. Văn bản của Tòa án nước ngoài; hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

*Lưu ý:

Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm thực tế, Luật Hùng Bách có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề về thừa kế một cách hiệu quả, nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Quy trình thực hiện thủ tục yêu cầu Công nhận và thi hành Bản án, Quyết định

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành

Nếu Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 434 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 và Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bước 2: Thụ lý và xét đơn yêu cầu

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án căn cứ quy định Bộ luật tố tụng dân sự để xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.

Xét đơn yêu cầu được thực hiện theo thời gian như sau:

  • Thời gian xét đơn yêu cầu là 04 tháng kể từ ngày thụ lý
  • Có thể kéo dài để chờ giải thích của người yêu cầu nếu có là không quá 02 tháng
  • Thời gian mở phiên họp: 01 tháng kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong thời gian mở phiên họp Tòa án gửi hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ cho Tòa án.

Bước 3: Phiên họp xét đơn yêu cầu

Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Thành phần tham gia bao gồm:

  • Viện kiểm sát
  • Người được thi hành; người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

Nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Bước 4: Gửi quyết định của Tòa án và kháng cáo, kháng nghị

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định quy định tại khoản 5 Điều 438 Bộ luật tố tụng dân sự; Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự; hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định quy định tại khoản 5 Điều 438 của Bộ luật này; Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự; hoặc người đại diện hợp pháp của họ; Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 437 và khoản 5 Điều 438 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định.

Nếu bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài hãy tham khảo bài viết Điều kiện di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực tại Việt Nam

Dịch vụ Luật sư tố tụng tư vấn yêu cầu Công nhận và thi hành bản án, Quyết định toà án nước ngoài – Luật Hùng Bách

Với đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật tố tụng Việt Nam trong các lĩnh vực như hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại. Luật Hùng Bách cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật cho khách hàng. Luật Hùng Bách nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan nêu trên, cụ thể bao gồm:

  • Tư vấn xác định căn cứ phát sinh có hiệu lực của Bản án, quyết định Toà án nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý giải quyết nếu pháp sinh tranh chấp;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu Toà án yêu cầu;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ pháp lý,thủ tục yêu cầu việc dân sự;
  • Tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách đại diện ủy quyền, Luật sư.

Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 – 0979.884.828 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật miễn phí; Hoặc truy cập để tìm hiểu dịch vụ tư vấn của Luật Hùng Bách Tại đây.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu; thu thập tài liệu kèm theo đơn;..
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 – 0979.884.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Nếu có nhu cầu cần tư vấn lĩnh vực Hợp đồng hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.

Nếu bạn muốn được hỗ trợ Tư vấn, Soạn thảo Hợp đồng hãy truy cập tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách bằng một trong các cách sau:

Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết về Hồ sơ, Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại đây.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Luật Sư Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Luật sư Doanh nghiệp – Luật Hùng Bách tại đây.

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *