THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA THỪA KẾ ĐẤT ĐAI KẾT THÚC, CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU CHIA?


Thời gian trước, nhiều người không quan tâm đến vấn đề chia thừa kế tài là đất đai. Đến nhiều năm sau, khi đất đai tăng giá, nhiều người mới quan tâm đến việc chia thừa kế. Nhưng khi yêu cầu Tòa án chia di sản thì gặp phải vấn đề là thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đất đai đã hết. Dẫn đến yêu cầu chia thừa kế không được giải quyết. Vậy thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đất đai là gì? Khi thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đất đai kết thúc, có được yêu cầu chia không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu biết thêm về vấn đề này. Hoặc liên hệ ngay cho Luật sư Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0979.564.828.

Thừa kế đất đai là gì?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản đó gọi là di sản thừa kế. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Từ khái niệm trên, thừa kế đất đai hay còn được gọi là thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Xem thêm: THỦ TỤC LÀM DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI

Thời hiệu chia thừa kế đất đai là gì?

Theo Điều 149 BLDS 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thức thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Có thể nhận định rằng thời hiệu chia thừa kế đất đai là thời hạn do luật định. Khi kết thúc thời hạn này thì các bên không thể yêu cầu phân chia di sản. Đồng thời sẽ phát sinh hậu quả pháp nhất định theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015.

Lưu ý:

Toà án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Toà án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trù trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm: THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Quy định của pháp luật về thời hiệu chia thừa kế đất đai.

Theo Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu chia thừa kế, cụ thể:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đồng thời, theo Điều 611 BLDS 2015, thời điểm mở thừa kế, cụ thể:

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015, cụ thể:

1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắng liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Thời hạn này được tính từ thời điểm mở thừa kế.

Ví dụ: Ông A mất vào ngày 12/12/2006, có để lại di sản là 2 mảnh đất đứng tên ông A. Như vậy, thời hiệu khởi kiện 30 năm được tính từ ngày 12/12/2006 là ngày 12/12/2036.

Do vậy, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là đất đai là 30 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài thêm. Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, vui lòng liên hệ cho Luật Hùng Bách Số điện thoại/Zalo 0979.564.828.

Ai có quyền yêu cầu chia thừa kế đất đai?

Theo khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), cụ thể: ” Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện dể yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Bên cạnh đó, theo Điều 186 BLTTDS 2015, về quyền khởi kiện: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dựa theo các quy định trên, cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự nếu cho rằng việc phân chia di sản là xâm phạm đến lợi quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Đối với trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Kết luận

Như vậy, cá nhân hay tổ chức khi nhận thấy quyền và lợi ích của bản thân bị xâm phạm thì có quyền khởi kiến đến Toà án nhân dân có thẩm quyền. Người chưa đủ mười tám tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có thể khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp.

Xem thêm: KHÔNG CÓ DI CHÚC CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG?

Hết thời hiệu chia thừa kế đất đai có được yêu cầu chia nữa không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều  150 BLDS 2015, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện dể yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Bên cạnh đó, Điều 623 BLDS 2015, quy định rõ thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 đối với bất động sản. Do vậy, khi hết thời hiệu này, thì cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp không còn quyền khởi kiện đến Toà án.

Tuy nhiên, cần lưu ý khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, được quy định tại Điều 156 BLDS 2015, cụ thể:

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó  khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b) Người đại diện vì lý do chính đánh mà không thể tiếp tục đại diện được.

Theo Điều 157 BLDS 2015 quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, trường hợp cần khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, cá nhân, tổ chức cần phải lưu ý về thời hiệu theo quy định trên và các quy định liên quan về thời gian không tính vào thời hiệu hay thời điểm bắt đầu lại thời hiệu. Liên hệ 0979.564.828 để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Thủ tục yêu cầu chia thừa kế đất đai.

Câu hỏi: “Chào luật sư! Tôi là N.V.N, hiện tôi đang thường trú tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2017, bố mẹ tôi mất, có để lại một số tài sản bao gồm nhà, đất Gò Vấp, Tp.HCM và một số tiền. Khi bố mẹ mất thì không để lại di chúc. Bố mẹ tôi có tổng cộng 5 người con, bao gồm tôi và 4 anh, chị khác. Hiện nay, các anh chị tôi đều ở Tp.HCM. Tôi hiện đang là người trông coi di sản. Nay các anh chị tôi tranh giành tài sản, không thể thống nhất thoả thuận phân chia. Vì vậy, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Và tôi có nên thuê luật sư để làm thủ tục không? Nhờ luật sư hướng dẫn.

Trả lời: Chào bạn! Ngày nay, vấn đề tranh giành di sản thừa kế là một vấn đề khá phổ biến. Mời bạn tham khảo bải viết dưới đây để có được câu trả lời.

Trường hợp các bên có sự tranh chấp về việc thừa kế. Không thể thống nhất với nhau thì có thể khởi kiện Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Tranh chấp về việc thừa kế không thuộc trường hợp bắt buộc hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Do vậy, khi có tranh chấp các bên có thể khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền. Thủ tục khởi kiện sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Muốn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền; người khởi kiện cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện; và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • CCCD/CMND/Passport của người khởi kiện;
  • Giấy tờ về nơi cư trú của người khởi kiện;
  • CCCD/CMND/Passport của người bị kiện (nếu có);
  • Giấy tờ về nơi cư trú của người bị kiện (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh việc người để lại di sản đã chết;
  • Giấy tờ về tài sản của người để lại di sản;
  • Di chúc (nếu có);
  • Văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

Trên đây là những tài liệu, chứng cứ cơ bản mà người khởi kiện cần phải chuẩn bị. Trường hợp bạn không biết phải chuẩn bị những giấy tờ trên như thế nào? Hoặc không biết soạn đơn khởi kiện. Bạn có thể liên hệ 0979.564.828 để được hỗ trợ soạn đơn khởi kiện, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân có thẩm quyền

Thẩm quyền của Toà án theo cấp

Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015); tranh chấp về thừa kế là một trong những tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Xét về thẩm quyền của Toà án theo cấp, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp tranh chấp về thừa kế không có yếu tố nước ngoài.

Đối với các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Xem thêm: THỦ TỤC LÀM THỪA KẾ DI CHÚC CHUẨN NHẤT

Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

Theo Điều 39 BLTTDS 2015, thẩm quyền của Toà án được xác định như sau:

Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về thừa kế.

Ngoài ra, các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết.

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, muốn xác định Toà án nào có thẩm quyền giải quyết thì người khởi kiện cần xác định xem di sản tranh chấp có phải là bất động sản hay không? Có đương sự ở nước ngoài không? Hay tài sản ở nước ngoài không?.

Bước 3: Toà án tiến hành xem xét, thụ lý hồ sơ và giải quyết

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Toà án sẽ tiến hành xem xét trong thời hạn 08 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đã đủ, Toà án sẽ tiến hành yêu cầu người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án sẽ thụ lý hồ sơ sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí cho Toà án.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Toà án sẽ yêu cầu đương sự bổ sung. Nếu không đúng thẩm quyền; Toà án sẽ chuyển hồ sơ khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác. Hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Bước 4: Tham gia các buổi hoà giải, xét xử theo lịch triệu tập của Toà án

Trong quá trình Toà án thụ lý, giải quyết vụ án. Toà án sẽ triệu tập các bên để tiến hành hoà giải; lấy thêm thông tin, thu thập thêm chứng cứ. Nếu trong quá trình giải quyết các bên vẫn không thể hoà giải thì Toà án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Trường hợp của bạn, tài sản bao gồm có đất và ở tại quận Gò Vấp, các đồng thừa kế đều ở Việt Nam. Nên thẩm quyền sẽ thuộc Toà án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn muốn khởi kiện, bạn phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ như hướng dẫn trên và nộp đến Toà án nhân dân quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Thời hiệu chia thừa kế đất đai kết thúc, có được yêu cầu chia?
Luật sư hướng dẫn chia thừa kế đất đai – Liên hệ 0979.564.828

Có nên thuê luật sư yêu cầu chia thừa kế đất đai?

Bạn có thể thấy, thủ tục khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đất đai rất phức tạp. Tốn nhiều thời gian công sức của người khởi kiện từ khâu chuẩn bị hồ sơ, đến khi giải quyết ở Toà án. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số khó khăn mà người khởi kiện có thể gặp phải trong quá trình thực hiện thủ tục.

Một số khó khăn khi thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế:

Một là, việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Muốn yêu cầu Toà án giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, không phải người khởi kiện nào cũng biết cách thu thập các hồ sơ. Nguyên nhân là vì phải làm việc với nhiều cơ quan chuyên trách để xin cấp lại hồ sơ hoặc cung cấp thông tin.

Hai là, việc soạn thảo đơn khởi kiện, các văn bản khác liên quan

Đây cũng là một bước quan trọng để có thể khởi kiện tại Toà án. Việc soạn đơn khởi kiện phải đủ nội dung, trình bày rõ vấn đề tranh chấp. Soạn đơn khởi kiện mà thông tin người khởi kiện, người bị kiện không rõ ràng. Nội dung đơn không thể hiện rõ quan hệ tranh chấp, không rõ tài sản tranh chấp thì rất dễ bị Toà án trả hồ sơ khởi kiện.

Ba là, tham gia theo lịch triệu tập và theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ khởi kiện của Toà án.

Giải quyết một vụ án liên quan đến đất đai, nhà ở thì rất tốn nhiều thời gian. Một vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản là đất đai sẽ kéo dài từ 01 năm. Trong suốt thời gian đó, Toà án sẽ triệu tập người khởi kiện và những người liên quan đến Toà. Mục đích là để đương sự trình bày lời khai, ý kiến. Hoặc có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nhằm giải quyết vụ án một cách chính xác.

Trên đây là thực tiễn một số khó khăn mà khách hàng của Luật Hùng Bách gặp phải. Ngoài ra sẽ còn có nhiều khó khăn, phức tạp khác như:. Người khởi kiện không có thời gian đến Toà làm việc; Đến toà nhưng không biết phải trình bày vụ việc; Hay thậm chí gặp phải tiêu cực ở một số nơi,…..

Những lợi ích của việc thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích tại Toà án

Để giải quyết những khó khăn trên. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ luật sư tham gia bảo vệ, quyền và lợi ích cho khách hàng tại Toà án. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, chúng tôi nhận hỗ trợ khách hàng như sau:

– Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đưa ra phương hướng giải quyết vụ việc. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi có thể nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế, bất lợi mà khách hàng đang có hay gặp phải.

– Đại diện khách hàng; hay cùng khách hàng tiến hành việc đàm phán, thương lượng với các bên tranh chấp. Mục đích là để giải quyết tranh chấp tiền tố tụng. Nhằm hạn chế chi phí, bảo vệ tình cảm thành viên gia đình.

– Nhận uỷ quyền, làm việc với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ, giấy tờ đang thiếu.

– Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật, đủ nội dung.

– Đại diện khách hàng làm việc tại Toà án, theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ. Kịp thời cung cấp cho khách hàng những diễn biến mới nhất của vụ việc. Dựa trên quy định của pháp luật, đưa ra phương án giải quyết khi có tình tiết phát sinh.

Kết luận

Để trả lời cho câu hỏi Có nên thuê luật sư yêu cầu chia thừa kế đất đai?. Bạn cần phải xem xét khả năng về kinh tế, thời gian. Sự hiểu biết của bạn đối với vấn đề đang mắc phải. Nếu bạn có kiến thức pháp luật, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.

Ngược lại, nếu bạn không am hiểu pháp luật về thừa kế, các vấn đề pháp lý liên quan. Hay bạn không có thời gian đi lại. Bạn có thể thuê luật sư hỗ trợ để yêu cầu chia thừa kế đất đai.

Để thuê luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh chia thừa kế. Hãy liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0979.564.828.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Với đội ngũ cán bộ; Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế;
  • Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai; tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính về thừa kế quyền sử dụng đất, nhằ ở (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
  • Tư vấn các quy định về quản lý; phân chia; thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế kết thức, có được yêu cầu chia?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn. Hãy liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng./.

TC.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *