BẰNG CHỨNG ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON VÀ CÁCH CHUẨN BỊ


Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, vợ chồng cần chuẩn bị những bằng chứng chứng minh cho yêu cầu nuôi con của mình, Vậy phải chuẩn bị những bằng chứng gì để tạo lợi thế cho việc giành quyền nuôi con. Cách chuẩn bị như thế nào? Làm sao để giành quyền nuôi con sau ly hôn? Luật Hùng Bách sẽ giải đáp các vấn đề thắc mắc trên qua Bài viết “Bằng chứng để giành quyền nuôi và cách chuẩn bị” 
Nếu bạn cần tư vấn liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách theo số hotline 0973.444.828 để được hỗ trợ kịp thời.

Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn.

Khi ly hôn nếu hai bên không thỏa thuận được về việc nuôi con thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi Tòa án đưa ra quyết định sẽ căn cứ vào quy định pháp luật và nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ.
Pháp luật quy định về việc nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể do vợ, chồng thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thể đạt được thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định này phải đảm bảo được quyền lợi cho con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải lắng nghe cả nguyện vọng của con.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được ưu tiên là người trực tiếp nuôi dưỡng con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của con.

>> Xem thêm: QUY ĐỊNH VÀ CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Căn cứ để giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi một trong các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Dựa trên yêu cầu thì Tòa án xem xét các căn cứ sau để quyết định có chấp nhận yêu cầu đó không.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Cha mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự. Cha mẹ có quyền thỏa thuận sắp xếp việc thăm nom, chăm sóc con. Cha/mẹ phải đảm bảo rằng việc sắp xếp đó mang lại lợi ích cho con. Đảm bảo tốt nhất việc nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu cha, mẹ đồng thuận trong việc thay đổi người nuôi con thì phải thực hiện thủ tục tại Tòa. Việc thoả thuận này được thực hiện như một vụ việc dân sự. Hai bên cùng làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Tòa án sau khi nhận hồ sơ yêu cầu của cha mẹ sẽ thực hiện việc xem xét hồ sơ, bao gồm kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha/mẹ, nếu xét thấy việc thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con, Tòa sẽ ra quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con.

Cha/mẹ có quyền yêu cầu thay đổi so với quyết định/bản án ban đầu của Tòa án. Khi một bên có chứng cứ cho thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Theo đó, người yêu cầu cần chứng minh những vấn đề như: điều kiện kinh tế; điều kiện sức khỏe; điều kiện đạo đức;… Những vấn đề người yêu cầu giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cần chú ý chứng minh:

  • Chứng minh mình đã đủ có điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Chứng minh bên đang trực tiếp nuôi con không thể chăm sóc tốt cho con;
  • Chứng minh con trên 7 tuổi có nguyện vọng thay đổi người đang trực tiếp nuôi con.

Lưu ý: Để xác định lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn sẽ phức tạp hơn so với việc ly hôn giành quyền nuôi con. Vì những yếu tố trên nên thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Nguyên nhân của việc này có thể do:

  • Người đang trực tiếp nuôi con cố tình ngăn cản việc thăm gặp con.
  • Không thể lấy được ý kiến của con trên 07 tuổi;
  • Người đang trực tiếp nuôi con che dấu những bằng chứng, hủy chứng cứ bất lợi về phía họ.

Trường hợp có nhu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn nhưng không biết phải căn cứ như thế nào. Thu thập bằng chứng gì để chứng minh cho căn cứ đó? Bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư để được hỗ trợ: 0973.444.828 (Zalo).

Làm thế nào để giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ cũ đã ly hôn cách đây 04 năm. Lúc đó, do tôi không có thu nhập ổn định. Không đủ điều kiện nuôi con nên đồng ý giao con cho vợ nuôi dưỡng. Nay kinh tế tôi đã ổn định, tôi cũng có nhiều thời gian chăm sóc con hơn. Cách đây 01 năm tôi biết được tin vợ tái hôn và sống cùng chồng mới. Con tôi hiện đang sống với ông bà ngoại.

Tôi muốn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi để tôi sớm được đón con về nuôi. Xin cảm ơn Luật sư!

>>> Luật Hùng Bách giải đáp:
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết như một vụ án dân sự. Quy trình khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện thủ tục tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Vợ hoặc chồng người có yêu cầu giành quyền nuôi con chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hình thức nộp đơn như sau:
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án.
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

>>> Xem thêm: ĐƠN XIN THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công. Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau đây:
  • Hồ sơ chưa đủ điều kiện: Trường hợp này Thẩm phán sẽ thông báo cho người muốn giành quyền nuôi con bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ. Thời hạn sửa đổi bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trừ trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
  • Hồ sơ đã đủ điều kiện: Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người muốn giành quyền nuôi con nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ việc.

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung sau khi ly hôn, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý vụ án giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 4: Tòa triệu tập các đương sự.

Theo quy định, trường hợp tranh chấp giành quyền nuôi con chung sau khi ly hôn sẽ có thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 02 tháng.
Trong trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Xét xử vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa. Thời hạn 01 tháng này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.

Nếu bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề “Làm sao giành quyền nuôi con sau khi ly hôn” vui lòng liên hệ hotline Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0973.444.828 (ZALO) để được tư vấn, hỗ trợ cho tiết nhất.

Cần chuẩn bị những gì để có quyền nuôi con sau ly hôn? 

Trong trường hợp muốn giành quyền nuôi con thì cần cung cấp đầy đủ chứng cứ hợp pháp và hợp lý cho Tòa về việc người còn lại không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Để giành quyền nuôi con có thể đưa ra các bằng chứng như sau:

Chứng minh bản thân có điều kiện nuôi con 

Thứ nhất, chứng minh điều kiện kinh tế
Người muốn trực tiếp nuôi con phải đưa ra bằng chứng chứng minh mình có nguồn thu nhập ổn định. Các chứng cứ đưa ra có thể là:
  • Bảng lương;
  • sổ đóng bảo hiểm;
  • Giấy tờ về nhà đất;
  • Các giấy tờ về tài sản khác,…
Thứ hai, chứng minh điều kiện về tinh thần
Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua thời gian làm việc hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không…
Có thể chứng minh bằng việc từ trước đến nay là người luôn gần gũi, chăm sóc con. Hiểu rõ những thói quen sinh hoạt, sở thích hàng ngày của con,…
Thứ ba, các điều kiện khác
Để chứng minh điều kiện nuôi con tốt hơn bạn cần đưa ra các chứng cứ như:
  • Việc chăm sóc con từ trước đến nay đều do mình chăm lo;
  • Gần gũi và hiểu tính nết, sinh hoạt của con hơn;
  • Dành nhiều thời gian cho con hơn;
  • Con mong muốn ở với mình…(Đối với con trên 7 tuổi).

Chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện nuôi con 

Thứ nhất, bên còn lại có lỗi dẫn đến ly hôn
Những lý do dẫn đến ly hôn có thể là do bên còn lại có hành vi ngoại tình. Hành vi bạo hành gia đình. Vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục,…
Những chứng cứ chứng minh yếu tố lỗi này có thể là:
  • Cung cấp hình ảnh, video, đoạn tin nhắn hoặc các tài liệu khác liên quan đến việc đối phương ngoại tình.
  • Các tài liệu, hình ảnh liên quan đến việc đối phương có hành vi bạo hành,…
  • Xác nhận của địa phương nơi cư trú về nội dung bên đối phương có hành vi bạo hành.
  • Lời khai của người làm chứng,…
Thứ hai, chứng minh trong thời gian chung sống bên còn lại có hành vi bạo hành con về thể xác hay tinh thần.
Để chứng minh nội dung này bạn cần cung cấp các bằng chứng như:
  • Hình ảnh, video, clip về hành vi bạo hành con về thể xác hay tinh thần.
  • Những kết quả giám định về việc bạo hành;
  • Các tài liệu khác liên quan đến việc có bạo hành…

Yêu cầu quyền nuôi con sau ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Câu hỏi:

Chào Luật sư. Tôi muốn ly hôn và yêu cầu quyền nuôi con. Vợ chồng đều đồng ý ly hôn nhưng về vấn đề con chung thì không thoả thuận được. Con tôi năm nay 4 tuổi, vợ chồng tôi đều muốn giành quyền nuôi con. Hiện tại tôi đang là giáo viên, thu nhập ổn định, có thời gian chăm con. Chồng tôi làm nghề lái xe tải, khả năng tài chính cao hơn tôi. Nhưng thu thập không ổn định và thường xuyên đi xe đường dài, không ở nhà.

Nay tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, tôi không biết chi phí ly hôn như thế nào, nhờ Luật sư tư vấn cho tôi để tôi có sự chuẩn bị./.

>>> Luật Hùng Bách giải đáp:

Chào bạn đối với trường hợp của bạn, bạn có thể phải chi trả những chi phí sau đây:

Về án phí, lệ phí.

Chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có nhu cầu thực hiện thủ tục này. Từ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật Hùng Bách xin phân tích các loại chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:
Án phí ly hôn là khoản phí mà đương sự phải nộp cho Tòa án khi giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Theo quy định của pháp luật thì án phí ly hôn giành quyền nuôi con hiện nay được chia thành các loại với mức án phí cụ thể như sau:
  • Án phí ly hôn giành quyền nuôi con không tranh chấp tài sản: 300.000 đồng.
  • Án phí ly hôn giành quyền nuôi con có tranh chấp tài sản: Loại án phí này được tính dựa trên giá trị tài sản tranh chấp và được quy định cụ thể trong Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH.
Lệ phí ly hôn là khoản tiền mà vợ, chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. Hai vợ chồng sẽ phải chịu mỗi người 150.000 đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về chi phí thu thập hồ sơ, tài liệu chứng cứ.

Về nguyên tắc chứng cứ trong vụ án ly hôn sẽ do các đương sự giao nộp. Tuy nhiên, nếu những chứng cứ mà bản thân bạn không thể tự mình thu thập được thì có thể làm đơn đề nghị Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ và bạn có thể phải nộp phí cho trường hợp này.

Về chi phí thuê Luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Khi ly hôn mà hai vợ chồng có tranh chấp giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh về kinh tế, đạo đức, thời gian chăm sóc con, nguyện vọng của con (nếu con trên 07 tuổi)… sau đó giao con cho bên vợ hoặc bên chồng trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng sao cho quyền lợi và sự phát triển của con là tốt nhất. Chứng minh các điều kiện rất khó để giành quyền nuôi con rất khó khăn nên thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con là cần thiết.
Luật sư ly hôn sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong việc chứng minh cho việc bạn sẽ bảo đảm sự phát triển cho con tốt hơn đối phương để giành quyền nuôi con, đồng thời để xác định quyền và nghĩa vụ của người còn lại đối với con chung (cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom con, hoặc hạn chế đối với con,…) Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con luôn ở mức hợp lý phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của khách hàng.
Luật sư giành quyền nuôi con – Liên hệ 0973.444.828 (Zalo)

Dịch vụ Luật sư ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn với những nội dung gồm:
  • Tư vấn cách thức, thủ tục yêu cầu quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn về các vấn đề về nuôi con sau ly hôn: Điều kiện nuôi con, cấp dưỡng.
  • Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng cách thức, thủ tục tranh chấp quyền nuôi con
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị, thu thập các chứng cứ chứng minh quyền nuôi con.
  • Hướng dẫn khách hàng về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hay thay đổi quyền nuôi con.

>>> Hướng dẫn, tư vấn, tham gia quyền nuôi con trong các trường hợp cụ thể:

  • Giành quyền nuôi con khi không đáp ứng các điều kiện cần thiết như: Không có chỗ ở, việc làm ổn định; thu nhập thấp; đối phương chung sống với người khác;
  • Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ: Quyền thăm nom, đối phương lạm dụng quyền thăm nom, nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Các tranh chấp quyền nuôi con khi có yếu tố nước ngoài

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
                                                                                                                                                                                                              A.V
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *